Mô hình phát tán chất ô nhiễm trong không khí

Bản đồ lan truyền và khoanh vùng TSP trung bình 1 giờ cao nhất trong năm cho nhà máy theo KB2 (không đạt)

Mô hình phát tán chất ô nhiễm trong không khí

Thông tin

Nhằm dự báo đánh giá mức độ lan truyền, tác động của ô nhiễm không khí đến môi trường xung quanh từ các ống khói khí thải – hoạt động, Dự án đã thực hiện mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí đến môi trường xung quanh từ các ống khói khí thải – hoạt động của Dự án theo 2 kịch bản để đánh giá nồng độ và hướng lan truyền các chất ô nhiễm không khí cho dự án:

Mô hình phát tán chất ô nhiễm trong không khí
Mô hình phát tán chất ô nhiễm trong không khí

Kịch bản 1 (KB1): Kịch bản bình thường (khi dự án có xử lý khí thải). Nghĩa là 100% các hệ thống xử lý khí thải của các ống thải sẽ vận hành theo đúng các thống số kỹ thuật thiết kế.

Kịch bản 2 (KB2): Kịch bản sự cố (khi dự án không có xử lý khí thải). Nghĩa là toàn bộ hệ thống xử lý khí thải tất cả các ống thải của nhà máy không vận hành, toàn bộ các chất ô nhiễm sẽ phát tán ra môi trường mà không qua xử lý. Báo cáo đã áp dụng mô hình khí tượng TAPMlan truyền ô nhiễm không khí AERMOD phục vụ mô phỏng lan truyền các chất cho 2 kịch bản: Kịch bản 1 (KB1): Kịch bản bình thường (khi dự án có xử lý khí thải).

Kịch bản 2 (KB2): Kịch bản sự cố (khi dự án không có xử lý khí thải). Kết quả như sau: -Đối với kịch bản 1: Tất cả các chỉ tiêu TSP, CO, NO2, SO2, MnO2, SiO2 đều thấp hơn ngưỡng giá trị cho phép đối với QCVN 05:2023/BTNMT về chất lượng không khí cho trung bình 1 giờ, 8 giờ, 24 giờ và trung bình năm.

Cấu trúc dữ liệu đầu vào cho mô hình AERMOD

Dữ liệu đầu vào được kế thừa từ dữ liệu khí tượng đầu ra của mô hình TAMP. Nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng khí tượng, hiệu chỉnh và kiểm định kết quả mô hình khí tượng TAPM thông qua giá trị đo đạc khí tượng thực tế. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình khí tượng so với giá trị quan trắc có hệ số R2 khoảng 0,96 là khá tốt và phù hợp để làm đầu vào cho mô hình mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí AERMOD.

Dữ liệu đầu vào cho mô hình AERMOD bao gồm:

  • Tập tin khí tƣợng (*.pfl) và (*.sfc)

Định dạng mặc định của tập tin (*.sfc) bao gồm các số liệu sau:

  1. Năm
  2. Tháng
  3. Ngày
  4. Số thứ tự ngày trong 1 năm
  5. Giờ (24/01)
  6. Bức Xạ Nhiệt
  7. Vận tốc bề mặt
  8. Vận tốc đối lưu
  9. Nhiệt độ thế thẳng đứng trong lớp 500m trên lớp biên
  10. Chiều cao của lớp biên đối lưu
  11. Chiều cao của lớp biên tạo ra
  12. Độ dài Monin-Obukhov
  13. Bề mặt dài gồ ghề
  14. Tỷ lệ Bowen 15. Hệ số albedo
  15. Tốc độ gió 17. Hướng gió (độ) tương ứng với tốc độ gió
  16. Chiều cao của gió (m)
  17. Nhiệt độ (K)
  18. Chiều cao của nhiệt độ (m)

 

Bản đồ lan truyền bụi TSP trung bình 1 giờ
Bản đồ lan truyền bụi TSP trung bình 1 giờ cao nhất trong năm cho nhà máy theo KB1 – Đạt
bản đồ lan truyền NO2 trung bình 1 giờ
bản đồ lan truyền NO2 trung bình 1 giờ cao nhất trong năm cho nhà máy theo KB1 – Đạt

Tổng hợp kết quả mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm theo kịch bản 1

STT Thông số Thời gian Nồng độ phát sinh cực đại (µg/m3) Nồng độ nền* Nồng độ xung quanh với sự vận hành của nhà máy (µg/m3) QCVN 05:2023/

BTNMT(µg/m3)

Đánh giá kết quả mô phỏng với quy chuẩn
 

 

1.

 

 

Bụi (TSP)

Trung bình 1 giờ 75,9 120 195,9 300 Đạt
Trung bình 24 giờ 16,8 16,8 200 Đạt
Trung bình

năm

1,14 1,14 100 Đạt
 

 

2.

 

 

CO

Trung bình

1 giờ

224 <9.000 <9.224 30.000 Đạt
Trung bình 8 giờ 114 114 10.000 Đạt
Trung bình

năm

2,96
 

 

3.

 

 

SO2

Trung bình 1 giờ 3,13 60 63,13 350 Đạt
Trung bình

24 giờ

0,266 0,266 125 Đạt
Trung bình

năm

0,011 0,011 50 Đạt
4. NO2 Trung bình 1 giờ 114 63 177 200 Đạt
Trung bình 24 giờ 9,5 9,5 100 Đạt
Trung bình

năm

0,318 0,318 40 Đạt
 

5.

 

SiO2

Trung bình 1 giờ 0,117 0,117 150 Đạt
Trung bình 24 giờ 0,019 0,019 50 Đạt
 

6.

 

MnO2

Trung bình 1 giờ 0,015 0,015 10 Đạt
Trung bình 24 giờ 0,0024 0,0024 8 Đạt
 

7.

 

P2O5

Trung bình 1 giờ 0,015 0,015
Trung bình 24 giờ 0,0023 0,0023

Báo cáo mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí công ty TNHH Keeson Bình Phước

Đối với kịch bản 2:

Các chỉ tiêu TSP và NO2 có giá trị nồng độ trung bình 1 giờ cao nhất vượt ngưỡng giá trị cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT lần lượt là 1,6 và 2,2 lần, đối với các giá trị nồng độ trung bình 24 giờ cao nhất và trung bình năm thì TSP và NO2 mô phỏng được đều thấp hơn so với ngưỡng cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

Các chất ô nhiễm còn lại như SO2, CO, SiO2, MnO2 đều có kết quả mô phỏng thấp hơn

so với ngưỡng giá trị cho phép của :2023/BTNMT.

Tổng hợp kết quả mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm theo kịch bản 2

STT Thông s Thi gian Nng độ phát sinh cực đại (µg/m3) Nng độ nn* Nồng độ xung quanh vi svn hành ca nhà máy (µg/m3) QCVN 05:2023/BTNMT(µg/m3) Đánh giá kết qu phng vi quy chun
 

 

 

1.

 

 

Bụi (TSP)

Trung bình 1 giờ 380 120 500 300 Vượt 1,6 lần
Trung    bình 24 giờ 85,6 85,6 200 Đạt
Trung              bình

năm

7,09 7,09 100 Đạt
 

 

 

2.

 

 

 

CO

Trung bình 1 giờ 1.121 <9.000 <10.121 30.000 Đạt
Trung bình 8 giờ 718 718 10.000 Đạt
Trung              bình

năm

14,8
 

 

 

3.

 

 

 

SO2

Trung bình 1 giờ 10,5 60 70,5 350 Đạt
Trung    bình 24 giờ 0,9 0,9 125 Đạt
Trung              bình

năm

0,046 0,046 50 Đạt
 

 

 

4.

 

 

 

NO2

Trung bình 1 giờ 380 63 443 200 Vượt 2,2 lần
Trung    bình 24 giờ 31,9 31,9 100 Đạt
Trung              bình

năm

1,19 1,19 40 Đạt
 

 

5.

 

 

SiO2

Trung bình 1 giờ 0,58 0,58 150 Đạt
Trung    bình 24 giờ 0,094 0,094 50 Đạt
 

 

6.

 

 

MnO2

Trung bình 1 giờ 0,073 0,073 10 Đạt
Trung    bình 24 giờ 0,12 0,12 8 Đạt
 

 

7.

 

 

P2O5

Trung bình 1 giờ 0,07 0,07
Trung    bình 24 giờ 0,01 0,01

Nguồn: Báo cáo mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí công ty TNHH Keeson Bình Phước

Như vậy, đối với trường hợp các hệ thống xử lý khí thải của nhà máy vận hành bình thường theo đúng thiết kế, nồng độ các chất ô nhiễm mô phỏng được đều thấp hơn so với ngưỡng cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT.

Trong trường hợp sự cố, một số chất ô nhiễm có kết quả mô phỏng lan truyền cao hơn so với Quy chuẩn cho phép. Do đó, đề nghị nhà máy tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong vận hành hệ thống xử lý khí thải, không để xảy ra sự cố, tránh gây ra ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường không khí xung quanh.

Bản đồ lan truyền và khoanh vùng TSP trung bình 1 giờ cao nhất trongnăm cho nhà máy theo KB2 (không đạt)
Bản đồ lan truyền và khoanh vùng TSP trung bình 1 giờ cao nhất trongnăm cho nhà máy theo KB2 (không đạt)
Tổng hợp kết quả mô phỏng lan truyền cáBản đồ lan truyền và khoanh vùng NO2 trung bình 1 giờ cao nhất trong năm cho nhà máy theo KB2 (không đạt)
Tổng hợp kết quả mô phỏng lan truyền cáBản đồ lan truyền và khoanh vùng NO2 trung bình 1 giờ cao nhất trong năm cho nhà máy theo KB2 (không đạt)

Căn cứ pháp luật

Theo nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, điều 29, mục 4b có quy định “Đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước làm mát thiết bị, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, cơ quan cấp giấy phép môi trường lấy ý kiến tham vấn của tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có)

Trừ trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tổ chức chuyên môn được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến”.

Vì vậy các dự án có tổng lưu lượng xả khí từ 200.000m3/giờ trở lên phải chạy mô hình phát tán khí thải, trong bài này tôi chạy mô hình AERMOD View của Lakes Environmental phát triển trên cơ sở mô hình AERMOD (The AMS/EPA Regulatory Model) của Hiệp hội Khí tượng thuỷ văn Hoa Kỳ/ Uỷ ban Cải tiến mô hình quy định – Cơ quan Bảo vệ môi trường (American Meteorological Society/ Environmental Protection Agency Regulatory Model Improvement Committee – AERMIC). Hệ thống mô hình hoá gồm chương trình chính là AERMOD và 2 bộ tiền xử lý là AERMAP (công cụ địa hình) và AERMET (công cụ khí tượng).

Số liệu từ: Giấy phép môi trường sản xuất giường Keeson

Tham khảo về tính toán mô hình AERMOD

Môi Trường Green Star

 

5/5 - (6 bình chọn)

Để lại một bình luận