Môi Trường nhà máy nước Tân Phú 2024

bể lắng nước cấp Tân Phú

Môi Trường nhà máy nước Tân Phú 2024

Tên cơ sở:

“NHÀ MÁY NƯỚC TÂN PHÚ”

– Địa điểm cơ sở: 33 Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

– Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Quyết định số 4287/QĐ-UB-KT ngày 19/12/1994 của UBND TP.HCM về việc duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư (cũ là Luận chứng kinh tế kỹ thuật) công trình nhà máy nước ngầm Hóc Môn (giai đoạn 1: công suất 50.000 m3/ngày).

+ Nhà máy nước Tân Phú đã được Sở Xây dựng TP. HCM cấp giấy phép môi trường số 1951/GPXD 90 ngày 08/11/1990.

+ Quyết định số 149/KHCNMT-MT ngày 03/7/1999 do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp về việc phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy nước ngầm thuộc Công ty Khai thác và Xử lý nước ngầm TP. HCM.

+ Quyết định số 2748/QĐ-UB ngày 21/7/2003 do UBND TP. HCM cấp về việc cho Công ty Khai thác và xử lý nước ngầm Thành phố thuê đất tại phường 15, quận Tân Bình để đầu tư xây dựng Nhà máy khai thác và xử lý nước ngầm thành phố.

+ Quyết định số 2369/QĐ-UBND ngày 25/5/2006 của UBND TP. HCM về việc giao tài sản cố định cho Công ty Khai thác và Xử lý nước ngầm TP. HCM để chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV.

+ Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 26/01/2007 của UBND TP. HCM về việc chuyển doanh nghiệp Công ty Khai thác Xử lý nước ngầm thành phố thành Công ty TNHH một thành viên Nước Ngầm Sài Gòn thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn.

+ Nhà máy nước Tân Phú đã được Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 83/GP-STNMT-TNNKS ngày 20 tháng 01 năm 2020. + Nhà máy nước Tân Phú đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 73/GP-BTNMT ngày 06 tháng 5 năm 2021.

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải Chất thải nguy hại mã số QLCTNH 79.005519 (cấp lần 1) ngày 29 tháng 7 năm 2015 do Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh cấp. – Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án có tổng mức đầu tư là 145.000.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi lăm tỷ đồng) và thuộc ngành cấp thoát nước.

Căn cứ vào tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án thuộc dự án nhóm B (theo Khoản 2 Điều 9 Luật đầu tư công). Dự án đầu tư không thuộc loại hình gây ô nhiễm môi trường theo phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên hoạt động của dự án là khai thác, xử lý nước ngầm đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 73/GP-BTNMT ngày 06 tháng 5 năm 2021.

Do đó dự án đầu tư thuộc phân loại nhóm I tại Mục số 10, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thuộc đối tượng phải thực hiện đề xuất cấp Giấy phép môi trường.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

Công suất hoạt động của cơ sở:

Theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 73/GP-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 06/5/2021, Nhà máy nước Tân Phú khai thác nước dưới đất với các nội dung sau:

Tầng nước khai thác: tầng Pliocen trên (n22) và Pliocen dưới (n21)

Tổng số giếng khai thác: 30 giếng khoan (25 giếng khai thác, 05 giếng dự phòng).

Tổng lưu lượng khai thác:

Từ ngày 01/6/2021 đến hết ngày 31/12/2023 khai thác với lưu lượng 38.000m3/ngày.đêm;

Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/5/2024 khai thác với lưu lượng 33.000m3/ngày.đêm.

Công nghệ sản xuất của cơ sở

Môi Trường nhà máy nước Tân Phú 2024
Môi Trường nhà máy nước Tân Phú 2024

Thuyết minh quy trình:

Nước từ các trạm giếng được bơm và dẫn về nhà máy theo mạng lưới ống dẫn sau đó gom về ống tập trung (D1000mm), từ ống này nước được dẫn lên 2 giàn mưa qua bốn ống phân phối (D400mm) và được điều chỉnh lưu lượng bằng các van đặt trên các ống này. Nước tiếp tục vào hệ thống ống phun mưa xuống các sàn tung nước.

Múc đích của quá trình này là phân tách dòng nước thành các hạt nhỏ nhằm tăng khả năng tiếp xúc với oxy để oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ đồng thời loại bỏ CO2 tăng pH của nước và khử mùi (vì giàn mưa cũng có khả năng tách H2S trong nước). Nhờ thiết kế nghiêng sau khi qua sàn tung mưa nước rơi xuống sàn chứa và được tập trung về ống dẫn nước qua bể trộn (D600mm).

Tại miệng ống này vôi và Clo được châm vào để tăng hiệu quả oxy hóa các hợp chất sắt và mangan, đồng thời nâng pH tạo pH tối ưu cho quá trình hình thành kết tủa sắt hydroxit và mangan hydroxit. Nước được dẫn qua bể trộn theo chiều từ chiều từ dưới lên tạo dòng chảy ngược làm xáo trộn dòng nước và hóa chất được hòa trộn đều.

Tại bể trộn tiếp tục diễn ra triệt để hơn quá trình oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ và thủy phân Fe3+ thành Fe(OH)3 đồng thời châm thêm Vôi để nâng cao hiệu quả xử lý. Từ bể trộn nước được dẫn qua bể lắng bằng đường ống D600.

Bể lắng sử dụng tại nhà máy là bể lắng ngang. Phần đầu bể là vùng phân phối nhằm đảm bảo nước phân phối đều trên chu vi ướt mặt cắt ngang của bể. Trong bể lắng, các bông cặn to và nặng, dưới tác dụng của trọng lực, trong quá trình di chuyển về cuối bể sẽ lắng dần xuống đáy. Phần nước trong được thu ở cuối bể sau đó tiếp tục đưa qua bể lọc.

Bể lắng chưa thể loại bỏ hết được các bông cặn có kích thước nhỏ có trong nước. Vì vậy, để xử lý phần cặn lơ lửng sắt và mangan còn lại, bể lọc sẽ được sử dụng. Bể lọc dùng lại nhà máy là bể lọc cát, hoạt động theo nguyên lý lọc nhanh-hở. Lớp cát dày có kích thước tương đối đồng nhất sẽ tạo ra 1 hệ mao quản có kích thước nhỏ, chằng chịt giúp giữ lại rất tốt các hạt cặn còn sót lại sau bể lắng.

Ngoài ra, theo thời gian, lớp “áo oxit” hình thành bao bọc bên ngoài hạt vật liệu lọc chính là tác nhân xúc tác góp phần làm tăng hiệu quả oxy hóa sắt và mangan (nếu còn sót lại, chưa được xử lý triệt để trong công trình phía trước). Sau 1 thời gian lọc, lớp cặn lọc được ngày càng dày sẽ làm tắc các mao quản lọc, làm giảm hiệu quả lọc. Khi đó, quá trình rửa ngược kết hợp sục khí sẽ được tiến hành nhằm rửa trôi lớp bùn cặn này ra.

Nước rửa lọc và phần bùn ở bể lắng sẽ chảy ra ao lắng, là công trình xử lý nước thải của nhà máy. Nước sau lọc được dẫn về bể chứa cung cấp cho các trạm bơm, quá trình khử trùng bằng clo được thực hiện trên đường ống dẫn.

Và để đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước cấp nước sinh hoạt, đồng thời cũng tốt cho sức khỏe răng miệng, fluor cũng được châm vào trong đường ống dẫn nước về bể chứa. Bể chứa là công trình bê-tông cốt thép được xây dựng âm dưới lòng đất (âm 3,5m, phần trên mặt đất cao 1m). Bao gồm 2 bể, mỗi bể có thể tích 5.000m3. Bên trên trồng cỏ và các ống thông áp

Giàn mưa 

Chức năng : Giảm lượng khí CO2 hòa tan trong nước, tăng lượng khí O2 (lấy từ không khí).

Cường độ phun mưa: 12,4m3/m2-h

Kích thước: L x B x H = 27,2m x 3,4m x 8,5m.

Kết cấu: Bê tông cốt thép.

Giàn mưa có 3 sàn tung bằng sàn Inox đục lỗ, mỗi sàn cách nhau 0,8m

giàn mưa xử lý nước cấp
giàn mưa xử lý nước cấp

Bể trộn đứng 

Chức năng: Trộn đều nước thô với Vôi và Clo.

Thời gian nước lưu trong bể: t = 1 phút, vận tốc nước dâng 0,2m/s

Kích thước: a x a x h = 3,5m x 3,5m x 5,0m.

Kết cấu bê tông cốt thép

Bể lắng tiếp xúc ngang 

Chức năng: Hoàn thành quá trình ôxy hóa sắt, Mangan, giảm hàm lượng cặn nước thô.

Thời gian nước lưu trong bể: t = 30 phút.

Gồm 2 ngăn.

Kích thước mỗi ngăn L x B x H = 27m x 4m x 4,6m

kết cấu bê tông cốt thép.

Bể lọc nhanh

Chức năng: Lọc nước sau khi qua bể lắng.

Vận tốc lọc: 5,6m/h.

Gồm 6 ngăn lọc.

Kích thước mỗi ngăn: L x B x H = 8m x 4,5m x 4,2m

Kết cấu: Bê tông cốt thép.

Vật liệu lọc: Cát Thạch Anh d = 0,7 ÷ 1,5mm dày 1,1m.

Nước sau khi lọc được châm Clor (khử trùng) và Fluor rồi vào bể chứa nước sạch và được Trạm bơm cấp II (bơm nước sạch) bơm vào mạng cấp nước Thành phố để tiêu thụ

Tải giấy phép môi Trường nhà máy nước Tân Phú 2024 tại đây

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời