Nguyên nhân dẫn đến bồi lắng xói lở cửa sông Cà Ty

luận văn môi trường

Nguyên nhân dẫn đến bồi lắng xói lở cửa sông Cà Ty Phan Thiết Bình Thuận

MỤC TIÊU

Khảo sát, phân tích nguyên nhân dẫn đến diễn biến bồi lắng, xói lở cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận và đề xuất biện pháp chính trị.

NỘI DUNG − Thu thập tài liệu khí tượng thủy văn của Tỉnh Bình Thuận (Hệ thống sông Cà Ty).

− Điều tra hiện trạng diễn biến cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận.

− Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự xói lở của cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận.

− Hậu quả xói lở ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường, giao thông, kinh tế. − Đề nghị biện pháp chỉnh trị.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

− Phương pháp hồi cứu.

− Phương pháp khảo sát thực địa.

+ Khảo sát hiện trạng

+ Phòng thí nghiệm.

− Thống kê và phân tích số liệu

− Ý kiến chuyên gia.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu Cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận.

Phạm vi nghiên cứu Thời gian : Nghiên cứu, phân tích đáp ứng nhu cầu đến năm 2020.

Không gian : Cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận (3km tính từ bờ biển trở vào đất liền.)

TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đặc điểm chung các cửa sông ven biển luôn xảy ra quá trình xói lở – bồi lắng, làm thay đổi hình thái cửa sông. Xói lở bờ, hình thành các bãi bồi luôn xảy ra liên tục. Quá trình này ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế khu vực. Các cảng biển được xây dựng tại khu vực cửa sông phải gánh chịu thiệt hại từ các thay đổi trên.

Cảng cá Phan Thiết phải thường xuyên phải tổ chức nạo vét các bãi bồi ở cửa sông tạo luồng – lạch để tàu thuyền ra vào cảng.

Bên cạnh đó, hệ thống bờ kè khu vực cửa sông Cà Ty được xây dựng từ năm 1993, trong quá trình phát triển kinh tế hệ thống bờ kè phải gánh chịu nhiều tác động từ hoạt động của con người và thiên nhiên.

Dẫn đến, hệ thống bờ kè hiện đang bị hư hại dần. Chống xâm thực, nạo vét bãi bồi, gắn với tổ chức, sắp xếp lại các khu  dân cư ven biển; cùng với phân tích nguyên nhân xói lở tại cửa sông từ đó đề xuất biện pháp chỉnh trị có vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu những thiệt hại xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến bồi lắng xói lở cửa sông Cà Ty
Nguyên nhân dẫn đến bồi lắng xói lở cửa sông Cà Ty

Lịch sử nghiên cứu cửa sông

Những nghiên cứu điển hình vào thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX mang tính chất xây dựng cơ sở phương pháp luận. Những nghiên cứu trên chủ yếu dừng lại ở phân tích điều kiện tự nhiên vùng cửa sông, chưa đề cập đến cơ chế tác động qua lại giữa các yếu tố động lực sông – biển.

Trong các công trình nghiên cứu về sự hình thành châu thổ (delta) và phát triển cửa sông, phải kể đến các công trình của Zenkovic V. P (1960-1962), Leontiev I. O (1961), Koleman J. M (1974), Wright L. D (1974).

Các nghiên cứu vùng ven biển cửa sông có sử dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) được phát triển trong những năm cuối của thế kỷ XX. Hình 1.1: Các thành phần của cửa sông, lạch triều (Boothroyd, 1985)

Khái niệm

Vùng cửa sông ven biển (Estuarine area) là vùng chịu sự tương tác giữa môi trường nước biển và nước ngọt, hình thành môi trường nước lợ (brackishwater) với sự pha trộn các tính chất của môi trường nước biển và nước ngọt nội địa cùng với việc vệ sinh môi trường.

Định nghĩa cửa sông ven biển (Estuary)

Định nghĩa của Pritchard đưa ra năm 1967 được dùng rộng rãi nhất, đó là: “Cửa sông ven biển là một thủy vực nước lợ bán kín ven bờ nối liền với biển khơi, trong đó giới hạn của nó là nơi mà nước biển còn vươn tới pha trộn với dòng nước ngọt bắt nguồn từ nội địa”.

Định nghĩa của Fairbridge đưa ra năm 1980: “Một cửa sông là một nhánh của biển đi vào một dòng sông đến nơi mà mực nước cao nhất của thủy triều còn vươn tới, thường được chia thành 3 phần khác nhau:

− Phần biển hay phần cửa sông thấp, nối liền với biển khơi;

− Phần cửa sông trung, nơi diễn ra sự pha trộn chính của nước biển và nước ngọt;

− Phần cửa sông cao, chi phối bởi nước ngọt nhưng còn tác động của thủy triều.

Giới hạn giữa 3 phần này không cố định và biến động theo lượng nước ngọt đổ ra từ sông”.

Phân loại cửa sông 

Phân loại CSVB theo kiểu đối lưu nước Có 3 loại CSVB là CSVB dương, âm và trung tính. Phân loại vùng CSVB về phương diện cân bằng nước, ngày nay nó không cònđược sử dụng nhiều nữa. Thay vào đó, người ta thường dựa vào hình thái địa lý của CSVB để phân loại nó.

Phân loại theo hình dạng lòng sông ( trên mặt hình chiếu bằng)

Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Căn cứ vào hình dạng trên mặt bằng, các cửa sông được phân biệt thành 2 loại: cửa sông tam giác châu thổ (delta) và cửa sông hình phễu (estuary).

Tuy nhiên phương pháp phân loại địa mạo, hình thái động lực nêu trên mới chỉ chú ý đến hình dạng mặt bằng của cửa sông mà chưa đề cập đến nguyên nhân hình thành của nó. Fridman G. M và Sanders J. E đã đề xuất phân loại cửa sông theo hàm lượng bùn cát (S) trong nước sông đổ ra biển như sau:

− Nếu S (kg/m3 − Nếu S (kg/m ) < 0,16 cửa sông thuộc loại Estuary;

− Nếu 0,16≤S (kg/m ) > 0,20 cửa sông thuộc loại delta;

Nếu 0,16≤S (kg/m3 ) ≤ 0,20 cửa sông thuộc loại trung gian giữa Estuary và delta

Phân loại theo quan hệ giữa các yếu tố dòng chảy, sóng và triều

W.E.Galloway đã căn cứ vào quan điểm giữa các yếu tố dòng chảy sông, sóng và thủy triều đề xuất tam giác phân loại cửa sông delta. Cửa sông delta được chia thành 3 loại : loại chịu tác động của dòng chảy sông là chủ yếu, loại chịu tác động của sóng chủ yếu, và loại chịu tác động của triều là chủ yếu.

Phân loại theo cấu trúc độ mặn

Căn cứ vào mức độ xáo trộn giữa nước mặn và nước ngọt, Cameron và Pritchard đã dựa vào tham số phân tầng để phân loại cửa sông.

Môi trường vùng ven cửa sông

Khí hậu

Tần suất xuất hiện gió và bão cao, có chế độ gió mùa và ảnh hưởng rõ của chế độ này. Biên độ nhiệt độ dao động ngày và đêm không lớn. Lượng mưa và độ ẩm không khí thường cao.

Môi trường đất

Có thể có các dạng đất như đất nhiễm mặn, đất cát, cồn cát ven biển. Đất vùng này mẫn cảm với các điều kiện biến đổi của môi trường như dễ bị xói lở do tác động của sóng gió. Môi trường đất bị ảnh hưởng mạnh của cả độ mặn trong nước biển và thủy triều.

Tải luận văn

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời