Nước cất là H2O – Ứng dụng và cách điều chế

Nước cất là H2O - Ứng dụng và cách điều chế

Nước cất là H2O – Ứng dụng và cách điều chế

Nước cất có công thức hóa học là H2O, là nước tinh khiết được tạo ra bằng cách đun sôi, dựa trên nguyên lý độ sôi và sự bốc hơi của nước ta thu được phần nước ngưng tụ. Vì thế nước cất luôn đảm bảo không chứa bất cứ tạp chất nào

Để thu được nước cất có độ tinh khiết cao nhất, người thực hiện cần phải làm sạch các thiết bị chưng cất và các vật dụng chứa nước sau chưng cất.

Chưng cất nước là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách đun nước và ngưng tụ trong một phễu lạnh.

Nước cất còn được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, trong đó có nước được chưng cất 1 lần, nước được chưng cất 2 lần, nước được chưng cất 3 lần. Càng chưng cất nước lại nhiều lần thì độ tinh khiết của nước càng cao.

Phân loại nước cất

Nước cất thông thường được chia thành ba loại: nước cất 1 lần (qua chưng cất 1 lần), nước cất 2 lần (nước cất 1 lần được chưng cất thêm lần 2). nước cất 3 lần (nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần 3). Ngoài ra, nước cất còn được phân loại theo thành phần lý hóa (như TDS, độ dẫn điện,…)

Để có được sản phẩm nước cất đạt được tiêu chuẩn theo đúng nghĩa đen (cất 1 lần, cất 2 lần) và đạt tiêu chuẩn lý hóa thì nước cất thì người ta căn cứ vào tiêu chuẩn cơ sở do nhà sản xuất công bố và so sánh với tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành để đánh giá chất lượng.

Nước tinh khiết
Nước tinh khiết

Quy trình sản xuất nước cất

Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu muốn chưng cất nước thì thường sẽ sử dụng máy chưng cất bằng thủy tinh.

Còn với quy mô lớn ở các nhà máy công nghiệp, nước chưng cất được tạo ra bởi một dây chuyền hiện đại với các vật liệu được làm bằng chất liệu inox. Nước ngay khi được chưng cất xong sẽ được chảy trực tiếp vào các chai đựng vô trùng để không bị nhiễm tạp chất.

Các bước thực hiện cơ bản như sau.

  • Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước tự nhiên, sau đó xử lý sạch rồi dùng công nghệ RO để chưng cất.
  • Bước 2: Đưa nước đã xử lý ở bước 1 vào máy chưng cất 1 lần. Nước thu được là nước cất 1 lần. Nếu nước chưa đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được chưng thêm lần 2, lần 3.
  • Bước 3: Nước cất sau khi chưng sẽ đóng vào chai, lọ đã được sục khí ozon, khử trùng, vệ sinh, diệt khuẩn bằng đèn cực tím. Sau đó các chai nước này phải trải qua khâu kiểm định chất lượng lần cuối. Khi đã đạt tiêu chuẩn thì tiếp tục chuyển sang seo kín bằng màng chuyên dụng. Các chai lọ không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ.
  • Bước 4: Đây là khâu đóng gói, dán nhãn, phân lô các chai nước cất thu được ở bước 3. Yêu cầu phải ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng trước khi xuất kho. Trường hợp chưa xuất kho ngay sẽ được đưa vào kho bảo quản ngay để chất lượng nước cất không bị ảnh hưởng.

Song song với quá trình chưng cất, người ta cũng sản xuất các chai, khử trùng bằng tia UV và vệ sinh bề mặt chai bằng khí ozon để đảm bảo chai không gây ô nhiễm cho nước. Các chai lọ sau khi làm sạch thì sẽ được bảo vệ trong môi trường vô khuẩn để không bị nhiễm khuẩn trong quá trình chờ đợi đóng gói.

Nước khi vừa chưng cất xong sẽ được đưa vào chai và chuyển đến các bộ phận đóng gói, tạo thành thành phẩm hoàn chỉnh và phân phối ra thị trường.

Tính chất vật lý

  • Nước cất không màu, ở trạng thái lỏng, không mùi, không vị.
  • Nước sôi ở 100 độ C hóa hóa rắn ở 0 độ C.
  • Nước cất dẫn nhiệt tốt, tuy nhiên nó lại không dẫn điện bởi thành phần không có muối tan.

Tính chất hóa học

  • Tác dụng với kim loại: tạo thành dung dịch bazơ với phương trình H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
  • Tác dụng với Oxit Bazơ: tạo thành dung dịch bazơ với phương trình H2O + Oxit bazơ→ Bazơ
  • Tác dụng với Oxit Axit: tạo thành axit tương ứng với phương trình H2O + Oxit Axit -> dung dịch Axit

Ứng dụng của nước cất, nước tinh khiết

Đầu tiên có thể nói nước cất, nước tinh khiết hay gọi chung là nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, 70% cơ thể con người là nước, nếu không có nước thì sẽ không có sự sống. Để tìm hiểu rõ hơn về nước các bạn hãy tìm hiểu bài viết Vai trò của nước đối với sinh vật và con người

Còn đối với nước cất thì sẽ được ứng dụng chi tiết như sau.

Nước cất trong y tế
Nước cất trong y tế

Trong y tế

Nhắc đến công dụng của nước cất là gì, người ta sẽ nghĩ ngay tới những tác dụng tuyệt vời trong y tế như:

  • Pha trộn thuốc
  • Pha hóa chất
  • Rửa, tráng sạch các dụng cụ y tế
  • Sắc thuốc và dùng trong nhiều loại thuốc đặc chế
  • Dùng trong các phòng khám, xét nghiệm y tế

Trong phòng thí nghiệm

Nước cất trong phòng thí nghiệm tùy vào mục đích sử dụng sẽ có độ tinh khiết khác nhau. Nước cất là dung môi phù hợp dùng để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất vì không chứa các tạp chất hữu cơ hoặc vô cơ.

Khi thí nghiệm, dụng cụ sẽ tráng qua 1 lần với nước cất. Bên cạnh đó, người ta còn dùng nước cất 2 lần để pha loãng nồng độ hóa chất, nuôi cấy vi sinh, lĩnh vực sinh học phân tử tránh lây nhiễm

Trong mỹ phẩm

Mỹ phẩm là sản phẩm làm đẹp dùng trực tiếp lên da. Vì thế đòi hỏi quy trình sản xuất phải đảm bảo nghiêm ngặt từ nguyên vật liệu cho tới thành phẩm.

Theo đó nước cất sẽ dùng để chế tạo son môi, xịt khoáng, toner, kem dưỡng da…cùng nhiều loại mỹ phẩm khác

Trong công nghiệp

Nước cất dùng cho công nghiệp sẽ được sản xuất theo một quy trình riêng và được dùng để:

  • Đổ các bình ắc quy
  • Dùng các nồi hơi
  • Dùng trong sản xuất thiết bị cơ khí cần độ chính xác
  • Dùng để pha chế hóa chất công nghiệp
  • Dùng trong công nghệ sơn, mạ.

Nước cất có dẫn điện không?

Nhiều người vẫn nhầm tưởng nước là một chất dẫn điện bởi khi dây điện bị hở, gặp nước sẽ dẫn điện và gây giật điện nếu con người chạm phải nước.

Thực tế, nước là một chất không có khả năng dẫn điện. Nhưng, trong nước lại chứa các tạp chất như ion kim loại, muối như Natri, Canxi, Magie,… nên sẽ khiến nước dẫn điện.

Trong khi đó, nước cất là dạng nước tinh khiết, không chứa bất kỳ tạp chất nào khác nên đây là chất dẫn điện kém. Nếu mức độ tinh khiết của nước cất cao thì nước cất hoàn toàn không có khả năng dẫn điện.

Nguyên nhân khiến cho nước cất có khả năng dẫn điện kém đó là do nước không có các ion tự do. Trong khi đó, các ion này lại có vai trò dẫn điện khi dòng điện chạy qua.

Chính vì vậy, nước cất là một chất có khả năng dẫn điện kém; đôi khi nước cất còn được sử dụng như  chất cách điện. Khả năng dẫn điện của nước cất được đo đạc ở khoảng 0.055 µS / cm.

Nước cất càng có độ tinh khiết cao (nước cất chưng cất lần 3) thì càng không có khả năng dẫn điện. Ngược lại, nước cất có độ tinh khiết thấp (nước cất chưng cất lần 1) sẽ có thể có khả năng dẫn điện nhưng khả năng dẫn điện rất kém.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời