Quy trình ứng phó sự cố tràn đổ hoá chất

ứng phó sự cố tràn đổ hoá chất

Quy trình ứng phó sự cố tràn đổ hoá chất

quy trình ứng phó tràn đổ hoá chất

Sơ đồ quy trình ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất

Trách nhiệm và các bước thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất

Trách nhiệm

Các bước hành động

Người phát hiện ra sự cố/
Nhân viên bảo vệ
Lập tức thổi còi, la lên để mọi người chú ý hoặc sử dụng điện thoại để thông báo cho trưởng bộ phận và đội kiểm soát sự cố hóa chất, bảo vệ và giám đốc nhà máy.
Nhân viên bảo vệ/Trưởng khu vực/Giám sát Phòng ngừa hóa chất đổ tràn khỏi hệ thống thoát nước bằng cách đóng các van, đặt túi cát, vật liệu trơ
Nhân viên điều phối/đội kiểm soát sự cố hóa chất Chứa và trung hoà hoá chất đổ tràn với cát chữa cháy và thiết bị hấp thụ trong khi sử dụng các trang bị thích hợp để bảo vệ và thiết bị trợ thở
Nhân viên điều phối/đội kiểm soát sự cố hóa chất Chỉ dẫn cho nhân viên bảo vệ thiết lập hàng rào bảo vệ tại cổng ra vào nếu cần thiết
Đội Trưởng đội kiểm soát hóa chất Tiến hành các thao tác giải thoát người bị ngất trong khu vực đổ tràn/khu vực ảnh hưởng của khói, sử dụng các thiết bị bảo vệ cần thiết như: áo quần bảo hộ thích hợp, thiết bị trợ thở… Tuyệt đối không sử dụng biện pháp sơ cứu hô hấp nhân tạo bằng đường miệng
Đội kiểm soát sự cố hóa chất/sơ cấp cứu viên/Nhân viên y tế Sơ tán những nhân viên trong khu vực ảnh hưởng. Lưu ý hướng gió và sử dụng hướng ngược lại.
Tiến hành các biện pháp sơ cấp cứu tại phòng y tế
Đội kiểm soát sự cố hóa chất/sơ cấp cứu viên/Nhân viên y tế Tận dụng các phương tiện sẳn có trong nhà máy để vận chuyển người bị thương nặng đến bệnh viện
Người bị ảnh hưởng Quyết định gọi trợ giúp bên ngoài để đảm bảo an toàn cho khu vực hoặc sơ tán ngay lập tức người bị thương nếu cần thiết.
Đội kiểm soát sự cố hóa
chất/sơ cấp cứu viên/Nhân viên y tế
Xúc cát đã dùng chống tràn vào thùng khi đã hoàn toàn trung hòa, vệ sinh sạch sẽ. Xử lý hoá chất này theo quy định
Giám đốc nhà máy
Đội kiểm soát sự cố hóa chất
Tiến hành sửa chữa để quay trở lại hoạt động sản xuất
Báo cáo tai nạn/sự cố vào hệ thống. Làm kế hoạch phòng ngừa sự cố lặp lại theo quy trình khắc phục phòng ngừa

ứng phó sự cố tràn đổ hoá chất

Đối với sự cố rò rỉ hóa chất, bay hơi dung môi, hóa chất.

Để tránh hiện tượng tràn đổ hoá chất, trong kho bảo quản phải sắp xếp các lô hóa chất ngay ngắn và theo từng khu vực riêng. Không được xếp chông lên nhau hoặc xếp quá chiều cao quy định có thể gây nghiêng đổ (phuy, cal khi xếp chồng không quá 2 lớp, chiều cao của các lô hàng không quá 2m), lối đi giữa các lô hàng hóa tối thiểu 1,5m.

Từng lô hàng được đánh dấu và ghi bảng tên trên tường để thuậ tiện cho việc kiểm tra và giám sát. Trong quá trình nhập kho, cần kiểm tra kỹ bao bì, phuy, cal chứa đựng hóa chất để đảm bảo không có hiện tượng nứt vỡ thùng chứa, rách thủng bao bì, tránh hiện tượng rò rỉ tràn đổ. Nếu phát hiện có hiện tượng nứt vỡ, rách thủng thì phải để riêng và xử lý trước khi nhập nhập kho; Đối với khu vực chứa NaOH và Axit thì cần phải lưu ý các vấn đề sau:

Lưu trữ hóa chất trong bao bì kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, có hệ thống thông gió tự nhiên và quả cầu hút nhiệt tránh sự tích tụ của khí, hơi dễ cháy.

Tuyệt đối không sử dụng dụng cụ, thiết bị có khả năng gây ra tia lửa điện do ma sát hay va đập, không đưa xe vào sát khu vực kho, không hút thước hay mang các vật có khả năng gây cháy vào kho. Tránh xa các chất không tương thích như chất đố, vật liệu hữu cơ, các kim loại nặng, các Photphat, vật liệu Cacbon, các axit mạnh và các chất oxi hóa khác.

Thùng chứa hóa chất có thể nguy hiểm khi còn dư lượng hóa chất. Quan sát tất cả các cảnh báo và biện pháp phòng ngừa được liệt kê cho sản phẩm.

Đối với sự cố cháy nổ kho hóa chất

Những người làm việc với hóa chất nguy hiểm phải có giấy chứng nhận đã được học tập về phương pháp làm việc an toàn và cách giải quyết các sự cố xảy ra; Phải có đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, phải hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản cho công nhân.

Quần áo, găng tay, ủng, kính, mặt nạ phòng độc,…phải phù hợp với tính chất công việc, mức độ độc hại của hóa chất; Xây dựng các lối thoát nạn, phải có các buồng phụ, những buồng phụ này phải cách ly với nơi sản xuất chính bằng các cấu kiện ngăn chặn đặc biệt và có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất là 1,5 giờ;

Công ty sẽ trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tương ứng. Đối với các chất cháy nổ kèm theo tính độc hại hoặc khi cháy nổ sinh hơi khí độc thì cơ sở phải trang bị thêm phương tiện chống hơi độc;

Trong khu vực kho hóa chất phải quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa. Phải có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm lửa để ở nơi dễ nhận thấy, phải có nơi hút thuốc lá riêng phải cách xa nơi có hóa chất dễ cháy nổ ít nhất 10m. Khi cần thiết sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có quy trình làm việc an toàn, có xác nhận của cán bộ an toàn lao động;

Tất cả các dụng cụ điện, thiết bị điện đều phải là loại phòng chống cháy nổ. Việc dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải đảm bảo các yêu cầu: Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh ngầm hoặc nổi có ống dẫn hơi khí, chất lỏng dễ cháy nổ không được lợi dụng các đường ống này làm vật nối đất tự nhiên;

Khi sửa chữa thay thês thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện dẫn vào nhánh đó và chỉ người có trách nhiệm kỹ thuật điện mới được tiến hành việc này; Thiết bị điện nếu không bọc kín, an toàn về cháy nổ thì không được đặt ở nơi có hóa chất dễ cháy nổ; Cầu dao cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ở ngoài khu vực cháy nổ; Bắt kỳ nhánh điện nào cũng phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương ứng;

Tất cả các chi tiết máy động hoặc dụng cụ làm việc đều phải làm bằng vật liệu không được phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Tất cả các trang thiết bị bằng kim loại đều phải tiếp tiếp đất, các bộ phận hay chi tiết bị cách điện đều phải có cầu nối tiếp dẫn; Không dùng khí nén có oxy để nén đẩy hóa chất dễ cháy nổ từ thiết bị này sang thiết bị khác.

Khi san rót hóa chất dễ cháy nổ từ bình này sang bình khác phải tiếp đất bình chứa và bình rót;

Đối với sự cố tràn đổ do quá trình bốc dỡ thừng đựng hóa chất.

Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ: Thông gió diện tích tràn đổ hóa chất, cách ly mọi nguồn đánh lửa, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành xử lý, hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như Vermiculite, cát hoặc đất) sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín; Khi tràn đổ, rò rỉ lớn ở diện rộng:

Thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn, hủy bỏ tất cả các nguồn lửa, mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp, cô lập khu vực tràn đổ, nghiêm cấm người không nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hóa chất. Hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như Vermiculite, cát hoặc đất), không sử dụng chất liệu dễ cháy (như mùn cưa, vải…), sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín.

Nước rửa làm sạch khu vực tràn đổ, rò rỉ hóa chất không được xả ra hệ thống thoát nước chung. Phun nước để giải tán hơi hóa chất, bảo vệ nhân viên trong khi xử lý rò rỉ, hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Sử dụng dụng cụ, thiết bị không phát ra tia lửa.

Môi Trường Green Star

Tham khảo bài viết liên quan

Giấy phép môi trường

Chất thải nguy hại và 6 điều cần biết

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì ?

Chemical Spills

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời