Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên

luận văn môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên

Tính cấp thiết của luận văn

Hiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường bức xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: sự biến đổi khí hậu (BĐKH), suy thoái đa dạng sinh học (ĐDSH), suy thoái nguồn tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng Ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy…

Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khi nhiệt độ tăng, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp.

Sự bất thường về chu kỳ khí hậu không chỉ dẫn tới sự gia tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác. Trong đó, Phú Yên là một trong những tỉnh ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của tác động Biến đổi khí hậu lên các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Vì vậy tôi chọn đề tài tốt nghiệp Khóa học Cao học là: “nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp tỉnh phú yên và đề xuất giải pháp khắc phục” . Mục đích là để hiểu hơn nữa về sự Biến đổi khí hậu và các giải pháp của các Nhà khoa học để nông nghiệp thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

Mục tiêu của đề tài

+ Liệt kê các tác động của biến đổi khí hậu tới ngành sản xuất Nông nghiệp tại Phú Yên

+ Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các tác động

+ Đưa ra một số kiến nghị về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đề tài 3. Nội dung nghiên :

+ Tổng quan vấn đề nghiên cứu

+ Thực trạng ngành Nông nghiệp tại Phú Yên

+ Đánh giá tác động biến đổi khí hậu tới ngành Nông nghiệp tại Phú Yên

+ Đề xuất giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở Phú Yên đối với ngành nông nghiệp. cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: ngành sản xuất Nông nghiệp tại Phú Yên

+ Phạm vi nghiên cứu: Trên toàn tỉnh Phú yên đặc biệt chú trọng đến các huyện ven biển của tỉnh

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Phú Yên có diện tích tự nhiên 5.060km . Đồi núi ch iếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh. Bờ biển dài gần 190km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các vịnh, đầm, vũng như vịnh Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Vũng Rô…, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản và vận tải biển.

Tình hình kinh tế – xã hội

Thực trạng dân số và lao động

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 được công bố tháng 6 năm 2010, dân số của Phú Yên là 852,231 người. Mật độ dân số trung bình 157 người/km 2, phân bổ không đều giữa các địa phương:

Tp. Tuy Hoà là nơi có mật độ dân số cao nhất với 1.425 người/km 2, Sông Cầu có mật độ dân số thấp nhất với 205 người/km2 1.2.2 Những lợi thế phát triển KTXH . Cộng đồng dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh, các dân tộc khác (dân tộc Hoa, Chăm…) không đáng kể

Điều kiện khí tượng – Thủy văn

Mang những đặc điểm chung của khí tượng thủy văn nhiệt đới gió mùa thuộc miền khí tượng thủy văn phía Nam ở khu vực Nam Trung Bộ với những đặc điểm cơ bản là: có hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam, nên nhiệt độ cao, nắng nhiếu, không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa nóng và mát, mưa không nhiều, mùa khô kéo dài, mùa mưa lũ tập trung vào 4 tháng cuối năm, với các báo cáo môi trường hiện tại.

Dòng chảy lũ lớn nhất là ở Củng Sơn (sông Ba) 10480 m3/s, tiếp đến là Hà Bằng (Kỳ Lộ) 5720 m3/s, sông Hinh 3510 m3/s Và Bàn Thạch là 2581 m 3/s (chưa tính lũ 1993) . Dòng chảy kiệt nhất ở Củng Sơn chỉ có 7,73 m 3/s, Hà Bằng 0,479 m3/s, La Hai (Sông Cô) 0,013 m3 – /s.

Tài nguyên thiên nhiên 

Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên 127.748ha, chiếm 25,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bình quân 0,25ha/người. Được phân thành 5 nhóm chủ yếu sau: Đất cồn cát ven biển , Đất mặn phèn, Đất Feralit vàng đỏ, Feralit vàng, Đất phù sa, Đất phù sa, Đất đen

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt Bao gồm nước mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đầm. Lượng nước hàng năm tuy lớn nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước tập trung lớn thường gây ra lũ lụt, ngập úng. Ngược lại mùa khô lượng nước mưa ít, thiếu nước, sông cạn, vùng ven biển nước mặn theo các cửa sông xâm nhập gây mặn tràn, mặn ngấm ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của dân cư, nên cần bảo vệ môi trường.

Nguồn nước ngầm

– Vùng miền núi phía Tây các huyện Tuy An, TX. Sông Cầu: Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu bình quân 3 – 4 m, lưu lượng 1,5 – 2 lít/s.

– Vùng cồn cát ven biển huyện Tuy An: Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu bình quân 6 – 8m, lưu lượng 6 – 8 lít/s.

– Vùng Đồng bằng huyện Đông Hòa: Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu bình quân 2 – 3m, lưu lượng 8 – 10 lít/s

Tài nguyên biển

Bờ biển dài 189km, với khoảng 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và các loài hải sản khác như sò, điệp… Tổng trữ lượng cá khoảng 46.000 tấn, trữ lượng cho phép khai thác khoảng 35.000 tấn/năm. Có nhiều đầm, vịnh lớn: Đầm Cù Mông, Ô Loan, vịnh Xuân Đài, Vũng Rô, cửa sông Đà Rằng, Đà Nông… diện tích mặt nước hơn 15.000 ha; cùng với hơn 2.000 ha đất ngập mặn ven biển.

Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010: 44.555ha, trong đó rừng sản xuất 19.553,9ha, chiếm 43,9%; rừng phòng hộ 19.764,3 ha, chiếm 44,3%; rừng đặc dụng 5.236,8ha, chiếm 11,8%.

Tải luận văn tại đây

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời