Hệ thống IPPS đánh giá tải lượng ô nhiễm Tp HCM

luận văn môi trường

Hệ thống IPPS đánh giá tải lượng ô nhiễm Tp HCM và các giải pháp phù hợp

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG DỰ BÁO Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP IPPS ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Nội dung chính của đề tài

– Tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu có liên quan.

– Sử dụng bộ dữ liệu hệ số phát thải (IPPS) để tính toán và đánh giá tải lượng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp tại TP.HCM, trên cơ sở đó ta xác định được:

Chất gây ô nhiễm chính ở từng môi trường thành phần (không khí, nước).

Ngành gây ô nhiễm chính ở từng môi trường thành phần (không khí, nước).

Sắp xếp thứ tự ưu tiên theo khối lượng và độc tính.

– Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm của ngành công nghiệp chế tạo và chế biến tại TP.HCM.

Những qui định về môi trường ở các quốc gia phát triển nhìn chung thường thiếu các thông tin cần thiết nhằm thiết lập thứ tự ưu tiên các vấn đề  vệ sinh môi trường cũng như các chiến lược và hành động nhằm giảm thiểu tác động của các vấn đề đó.

Khi các vấn đề môi trường, bao gồm cả nguồn gây ô nhiễm, chất gây ô nhiễm, khu vực gây ô nhiễm, công đoạn gây ô nhiễm – gọi chung là các điểm nóng – chưa được xác định thì việc phân bổ nguồn lực và kinh phí nhằm giảm thiểu tác động sẽ bị phân tán và không mang lại hiệu quả cao. Ở nước ta hiện nay xảy ra tình trạng đánh đồng giữa các thông số ô nhiễm trong cùng một ngành và giữa các ngành với nhau.

Hiện nay mặc dù nhà nước đã có nhiều văn bản, luật pháp qui định việc bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất chế biến như: thu phí nước thải và sắp tới là khí thải, ban hành các qui chuẩn mới đặc thù cho từng loại hình nguồn thải khác nhau.

Nhưng trong các ngành sản xuất; ngành nào, công đoạn nào cần đặc biệt lưu tâm? Hay trong các chất ô nhiễm, chất nào cần được ưu tiên quản lý và xử lý trước vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết đối với toàn ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam nói chung và từng ngành nói riêng.

Chính vì thế, việc phân cấp thứ tự ưu tiên cho các chất ô nhiễm là vấn đề cần được quan tâm nhằm giúp các nhà quản lý tập trung các nguồn lực và giải pháp phù hợp nhằm làm giảm bớt các tác động đến môi trường, để có thể phân bổ kinh phí và việc quản lý sẽ có tính định hướng và thực tế hơn.

Hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp là mô hình kết hợp số liệu về ngành công nghiệp (như lao động và sản xuất) và số liệu về tải lượng ô nhiễm. Từ cường độ ô nhiễm và dữ liệu của tổng cục thống kê Việt Nam về số lượng nhân công, ta tính được tải lượng phát thải của từng chất ô nhiễm trong từng phân ngành và toàn ngành.

Sau đó, so sánh tải lượng ô nhiễm theo khối lượng và theo độc tính. Cuối cùng từ những số liệu đã tính toán ta phân hạng ô nhiễm cho từng phân ngành và các chất ô nhiễm. Dựa trên kết quả nghiên cứu tôi đề xuất một số giải pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp với xu hướng phát triển trong tương lai.

Đồng thời đó là cơ sở khoa học để có thể mở ra cho các nghiên cứu sâu hơn về chất lượng các chỉ số trong môi trường thành phần (không khí và nước) nhằm mang lại kết quả chính xác hơn và tạo ra một sản phẩm thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất.

Hệ thống IPPS đánh giá tải lượng ô nhiễm Tp HCM
Hệ thống IPPS đánh giá tải lượng ô nhiễm Tp HCM

Tính cấp thiết của đề tài

Ở các nước, việc nghiên cứu xác định hệ số phát thải của ngành công nghiệp đã được quan tâm từ những thập kỷ trước. Một trong những tài liệu kỹ thuật rất công phu và có ý nghĩa thực tiễn giúp đánh giá nhanh ô nhiễm CTR là “Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution” (part 1&2) do WHO thiết lập và phát hành năm 1993 có đề cập đến các hệ số phát thải khí thải, nước thải, chất thải rắn của nhiều ngành công nông nghiệp và dịch vụ khác nhau.

Các tiếp cận xây dựng hệ số ô nhiễm của WHO là tiến hành khảo sát thu thập và phân loại số liệu theo từng ngành sản xuất trên cơ sở điều tra hệ số phát thải tại mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất và xử lý cuối đường ống. Trong những năm gần đây, vấn đề hiện đại hóa hệ số phát thải của WHO đã được các tổ chức quốc tế lớn như: WHO, EPA, ADB, WB, UNEP… đặc biệt quan tâm (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, năm 2007).

Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2,298 ha đất.

Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai tổng cộng 1,740,000 m 3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1,130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1,789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, năm 2010).

Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.

Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2012, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3,500 tấn/ngày tức là gấp 29 lần, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại…

Chính vì các lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp IPPS để đánh giá tải lượng ô nhiễm do hoat động công nghiệp tại TP.HCM và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với mong muốn bước đầu áp dụng hệ thống IPPS vào áp dụng thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của đề tài

Theo thống kế mới nhất của nước ta hiện nay thì việc thu thập các thông số ô nhiễm của các ngành công nghiệp để đánh giá thông số nào là thông số ô nhiễm chính và so sánh các thông số liên quan để xác định ngành gây ô nhiễm thì chưa có.

Chính vì thế, việc tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm của các ngành công nghiệp theo từng giai đoạn chưa được triển khai ở Việt Nam.

Ở Nhật giai 1970 -1980 người ta tập trung giải quyết về vấn đề kim loại nặng gây ra một số bệnh về tay chân và miệng, các giai đoạn tiếp theo là tập trung giải quyết các vấn đề về chất hữu cơ, chất độc. Gần đây nhất, là việc tập trung giải quyết các vấn đề phát thải của các khí gây hiệu ứng nhà kính

Nghiên cứu ứng dụng hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp dựa trên tải lượng ô nhiễm từ các ngành công nghiệp thuộc khu vực TP.HCM, nhằm tìm ra chất gây ô nhiễm chính do các hoạt động công nghiệp và ngành sản xuất gây ô nhiễm chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sơ đó, ta xác định được:

Chất gây ô nhiễm chính ở từng môi trường thành phần (không khí, nước) phát thải ra do các hoạt động của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh. \

Ngành gây ô nhiễm chính ở từng môi trường thành phần (không khí, nước) phát thải ra do các hoạt động của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuối cùng là đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

Tải luận văn tại đây

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời