Quy trình cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm cao su

luận văn môi trường

Quy trình cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm cao su

Nhiệm vụ và nội dung chính của đề tài

– Tổng hợp, biên hội và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu có liên quan.

– Xác định được các sản phẩm có tiềm năng để dán nhãn sinh thái:

+ Phân loại được các sản phẩm đang sử dụng

+ Phát phiếu phát vấn điều tra cho các nhà sản xuất cao su để lựa chọn sản phẩm để từ đó cho điểm các sản phẩm (đánh giá theo trọng số).

– Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) cho sản phẩm cao su:

+ Từ trồng trọt, chăm sóc, khai thác, chế biến, sản xuất sản phẩm và thải bỏ.

+ Đánh giá theo tiêu chí chung và phân hạng.

– Đề xuất các tiêu chí dán nhãn.

– Đề xuất dán nhãn cho các sản phẩm khác có liên quan.

Tóm tắt luận văn

Nhãn sinh thái là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường sinh thái của hàng hoá và dịch vụ.

Dù hiểu theo phương diện nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của các sản phẩm đến môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó. Hiện nay nhãn sinh thái đã có mặt ở trên 30 quốc gia.

Tại Việt Nam, nhãn sinh thái được công bố vào năm 2003. Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình cấp nhãn và tiêu chí cấp nhãn chưa có hướng dẫn cụ thể vì vậy việc nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc cấp nhãn sinh thái cho một sản phẩm đặc trưng là rất cần thiết.

Ngành cao su là ngành có rất nhiều sản phẩm trên thị trường nó có mặt ở từng gia đình, phương tiện đi lại vì vậy nó gây rất nhiều ảnh hưởng tới  bảo vệ môi trường qua việc chế biến và thải bỏ. Để giảm bớt ảnh hưởng của ngành cao su đối với môi trường từ khâu khai thác nguyên liệu đầu đến khi sử dụng và thải bỏ chúng ta cần đưa ra các tiêu chí cấp nhãn để giảm bớt các tác động môi trường của sản phẩm cao su.

Ngoài ra cao su cũng là một mặt hàng được xuất khẩu rất lớn trên thế giới. Ngành công nghiệp xanh, sản phẩm xanh, xã hội xanh đang nóng trên diễn đàn trên Thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ, việc xác định các sản phẩm có tiềm năng để cấp nhãn sinh thái là rất quan trọng và cấp bách.

Sản phẩm cao su có mặt nhiều trên thị trường nếu được cấp nhãn sinh thái đảm bảo được sức khỏe, môi trường và việc cấp nhãn sinh thái thông qua các nước phát triển như nhãn sinh thái Bắc Âu (cơ sở Khoa học, lý luận).

Quy trình cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm cao su
Quy trình cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm cao su

Để xây dựng chương trình cấp nhãn toàn cầu gổm 3 bước:

1. Phân cấp thứ tự ưu tiên các sản phẩm ngành cao su

2. Xây dựng bộ tiêu chí

3. Cấp nhãn, kiểm toán sau khi cấp nhãn sinh thái Mục tiêu trước mắt của đề tài là tập trung vào giải quyết 2 bước đầu, đó là:

– Xác định sản phẩm có tiềm năng cấp nhãn

– Xác định được các tiêu chí cấp nhãn cho các sản phẩm được lựa chọn ở bước 1.

Bằng phương pháp luận nghiên cứu khoa học kết hợp với việc điều tra khảo sát thực địa, phân tích và xử lý số liệu, luận văn thạc sỹ: “Xây dựng qui trình dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm ngành cao su Việt Nam” đã phân tích, đánh giá một cách có khoa học, có hệ thống để xây dựng qui trình dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm ngành cao su Việt Nam.

Cuối cùng xác định được thứ tự cấp nhãn sinh thái đó là lốp xe và 2 nhóm tiêu chí: tiêu chí bắt buộc (tiêu chí nền) tiêu chí phân hạng làm rõ hơn. Luận văn do học viên Vũ Đức Tiến thực hiện trong thời gian 6 tháng (từ 15/9/2011 đến 15/3/1012) dưới sự hướng dẫn khoa học của T.S Thái Văn Nam.

Kết quả thực hiện đề tài sẽ góp phần quan trọng cho các sản phẩm ngành cao su Việt Nam, giúp cho ngành cao su tiến xa trên con đường phát triển xuất nhập khẩu và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Luận văn thạc sỹ tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

1/. Tổng quan về nhãn sinh thái

2/. Giới thiệu về ngành cao su

3/. Phân cấp thứ tự ưu tiên về tiềm năng dán nhãn sinh thái cho sản phẩm cao su.

4/. Sản phẩm săm lốp có tiềm năng cấp nhãn sinh thái.

Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung:

Nhằm đưa ra quy trình cấp nhãn chung cho các sản phẩm chung cho các sản phẩm ngành cao su Việt Nam trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng cấp nhãn. Hỗ trợ các nhà quản lý và hoạch định để xây dựng và hoàn thiện nhãn sinh thái Việt Nam.

* Mục tiêu cụ thể: Như phần tính cấp thiết của đề tài là xây dựng quy trình cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm ngành cao su đã nêu ở phần trên, mục tiêu của đề tài là: Đề tài chỉ tập trung vào các vấn đề theo tiêu chuẩn ISO: 14024:

– Bước 1: Xác định sản phẩm trong ngành cao su có tiềm năng dán nhãn sinh thái cao nhất.

– Bước 2: Đề xuất bộ tiêu chí cấp nhãn cho sản phẩm đó Trong đề tài chỉ tập trung đi sâu và giải quyết 2 mục tiêu này :

+ Phân tích lựa chọn các sản phẩm cao su có tiềm năng cấp nhãn sinh thái cao nhất.

+ Trên cơ cở sản phẩm cao su có tiềm năng cao nhất xây dựng quy trình, xây dựng tiêu chí dán nhãn cho sản phẩm đó.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần phải thực hiện những nội dung sau:

* Tổng hợp, biên hội và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu có liên quan.

* Xác định được các sản phẩm có tiềm năng để dán nhãn sinh thái:

+ Phân loại được các sản phẩm đang sử dụng

+ Phát phiếu phát vấn điều tra cho các nhà sản xuất cao su để lựa chọn sản phẩm để từ đó cho điểm các sản phẩm (đánh giá theo trọng số).

* Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) cho sản phẩm cao su:

+ Từ trồng trọt, chăm sóc, khai thác, chế biến, sản xuất sản phẩm và thải bỏ.

+ Đánh giá theo tiêu chí chung và phân hạng.

* Đề xuất các tiêu chí dán nhãn.

* Đề xuất dán nhãn cho các sản phẩm khác có liên quan.

Tải luận văn tại đây

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

0909321616 Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời