Đồng bằng Sông Cửu Long ứng phó nước biển dâng

luận văn môi trường

Đồng bằng Sông Cửu Long ứng phó nước biển dâng

Các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 8 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, là vùng có hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhiều đặc thù khác biệt, với lợi thế của thiên nhiên đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất và cung ứng sản phẩm lớn.

Sản lượng lúa và sản lượng thủy sản chiếm khoảng 50% sản lượng của cả nước. Do những đặc thù trên sự phát triển kinh tế của vùng cũng phụ thuộc vào khí hậu. Thấy rõ những yếu tố thiết thực và cấp bách nhất là sau những đợt thiên tai vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách nhằm ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD).

Những tiềm năng và thế mạnh của vùng được phát huy và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu mang tính chất toàn cầu, mực nước biển có thể dâng cao dự báo sẽ có đến 31% diện tích đất nông nghiệp nước ta bị đe dọa, sự xâm nhập mặn vào đất liền diễn ra với tốc độ nhanh hơn, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân đặc biệt vùng ĐBSCL.

Các tỉnh ven biển của vùng đang đứng trước nhiều mối đe dọa như diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp, một số loài động thực vật giảm có thể đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, tỷ lệ nghèo đói gia tăng, không thể kiểm soát được sự di dân tự do, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Nếu chỉ có nước biển dâng thì mức độ tác hại chỉ giới hạn một phần diện tích ven biển ĐBSCL.

Nhưng nếu thêm vào đó là các nước thượng nguồn xây dựng hàng loạt các công trình thủy điện thì phạm vi xâm nhập mặn sẽ lấn sâu hơn vào ĐBSCL làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều hơn.

Với những nguy cơ trên, nước biển dâng cùng với việc những tác động môi trường của các nước thượng nguồn của sông Mekong như Trung Quốc đang có dự án xây dựng 8 đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong có thể gây ra những tổn thất với những mức độ khác nhau cho chính môi trường của các tỉnh ven biển ĐBSCL và các vùng khác, …

Đồng bằng Sông Cửu Long ứng phó nước biển dâng
Đồng bằng Sông Cửu Long ứng phó nước biển dâng

Tình hình nghiên cứu thế giới: Ngày nay với sự tiến bộ vượt bật của khoa học kỹ thuật và công nghệ, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những vấn đề đáng lo ngại, biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu chính là một trong những vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm.

Các hoạt động của con người trong những thập niên gần đây đã tiêu thụ lượng lớn xăng dầu, nhiên liệu hóa thạch, khí đốt,… thải ra hàng loạt các chất gây hại cho con người và môi trường như là khói bụi, CO2, NOX,…

Các loại rác thải nguy hại khó phân hủy, làm cho biến đổi khí hậu xuất hiện cùng với các ảnh hưởng như: nhiệt độ trái đất tăng lên, băng tan, sóng thần, bão, nước biển dâng đã ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến sự phát triển bền vững.

Trong những thập niên gần sự biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên toàn thế giới như các nước châu Âu đã ngập chìm bão tuyết, nhiệt độ xuống thấp nhất trong 10 năm gần đây gây thiệt hại hàng triệu USD ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Những đợt sóng thần làm chết nhiều người ở Thái Lan gây ra những tổn thất to lớn về người và của ảnh hưởng không ít đến ngành kinh tế của nước này, ngành du lịch bị đình trệ. Nhiều cánh đồng lớn tại Trung Quốc bị hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến sản lượng lương thực của nước này giảm một đáng kể khoảng 4÷8% sản lượng của cả năm tương đương 15÷25 triệu tấn ngũ cốc.

Việt Nam một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu tính riêng vùng ĐBSCL theo thống kê đến năm tháng 12/2010, lũ đã gây thiệt hại hơn 4.000 tỉ đồng, 448 người chết, 13.000 ha lúa mất trắng, 77.000 ha cây ăn trái hư hại Trước những thực trạng đó, các nước tiên tiến nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nước biển dâng đã có những nghiên cứu và những giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu và đề ra những giải pháp phát triển bền vững.

Nhờ trình độ khoa học kỹ thuật, tiềm lực kinh tế, trình độ dân trí cao mà một số nước đã đạt được những thành tựu nhất định.

Tình hình hình nghiên cứu tại Việt Nam:

Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các vùng đất thấp như vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges – Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập).

Đặc biệt là vùng ven biển ĐBSCL với đặc thù về kinh tế, xã hội và trình độ dân trí sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động biến đổi khí hậu diễn ra. Chúng ta cần tìm ra các giải pháp và tiến hành một cách nhanh chóng hợp lý để hạn chế sự ảnh hưởng của tình hình này giúp cho ĐBSCL, cần bảo vệ môi trường nói chung và các tỉnh ven biển của vùng này nói riêng phát triển theo hướng ổn định và bền vững.

Xây dựng, tôn tạo và bảo vệ hệ thống đê bao, chuyển đổi cơ cấu của vùng, tìm ra các giống cây trồng vật nuôi thích hợp. Vấn đề này là đặc biệt quan trọng đối với các tỉnh ven biển ĐBSCL.

Thực tế hiện nay việc chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là vấn đề cấp bách của vùng trong những năm gần đây. Đã có nhiều hội nghị thảo luận về vấn đề này. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều khó khăn vấp phải. Đặc biệt vấn đề nước biển dâng đang đe dọa sự phát triển kinh tế của cả vùng. Hậu quả là diện tích ngập mặn của vùng ngày càng tăng, ô nhiễm suy thoái đất, lũ lụt ngày càng diễn biến phức tạp.

Sóc Trăng có 72km bờ biển và 3 cửa sông là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh. Theo kịch bản nước biển dâng 1m thì 43,7% diện tích của tỉnh sẽ bị ngập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và hệ sinh thái trong các giai đoạn phát triển, gia tăng sự nghèo đói, thách thức nghiêm trọng mục tiêu nâng cao cuộc sống của người dân, phát triển xã hội bền vững.

UBND tỉnh đã kết hợp với các địa phương đưa ra các hành động cụ thể nhằm giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tỉnh đã kết hợp một cách hài hòa giữa các giải pháp công trình và phi công trình để có thể thích ứng với tình hình hiện nay một cách nhanh chóng.

Tải luận văn ở đây

mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời