Giấy phép môi trường trại chăn nuôi

giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường trại chăn nuôi

Quy mô: 5000 con heo/ lứa

Nước thải chăn nuôi phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại, sẽ được thu gom dẫn về hầm biogas. Sau đó sẽ được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi để xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột A.

Nước thải sau đó được tận dụng để tưới cao su, phần còn lại được chảy ra Suối Đồng Chèo rồi chảy ra Sông Bé

Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

Nước thải -> Hố gom – > Bể điều Hoà – > Bể SBR – > Bể Anoxic – >Bể khử trùng -> Lọc áp lực – > Khử trùng

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải

Bể gom:

Nước mưa trên bãi chứa hàng được thu gom qua hệ thống mương hở rồi tập trung về bể gom. Bể điều hòa: Bể điều hòa có chức năng đảm bảo lưu chứa lượng nước mưa phát sinh trên bãi liệu và điều tiết lưu lượng để tạo công suất ổn định cho quá trình xử lý. Sau đó nước mưa sẽ được bơm qua bể tách dầu với lưu lượng nhất định theo thiết kế.

Bể tách dầu:

Tại đây, các váng dầu có trong nước mưa sẽ được tách ra khỏi nước theo nguyên lý tỷ trọng, phần dầu nổi bên trên và phần nước được thu dưới đáy. Phần ván dầu được thu gom và giao cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý định kỳ.

Bể keo tụ:

Công đoạn Keo tụ nước thải nhằm loại bỏ các kim loại nặng và độ màu. Hóa chất dùng cho quá trình này bao gồm: phèn sắt, PAC. Để tăng hiệu quả xử lý, tại đây nước thải được khuấy trộn bằng hệ khuấy giảm tốc với tốc độ 50 vòng/phút.

Bể Tạo Bông:

Công đoạn tạo bông nhằm tăng kích thước các cặn lơ lửng sinh ra từ quá trình keo tụ để tăng hiệu quá cho quá trình lắng. Hóa chất dùng cho quá trình này là polymer. Để tăng hiệu quả xử lý, tại đây nước thải được khuấy trộn bằng hệ khuấy giảm tốc với tốc độ 30 vòng/phút.

Bể Lắng: Nước sau công đoạn keo tụ/bông tụ có chứa nhiều cặn được đưa vào bể lắng để tách cặn ra khỏi nước thải, sau đó chảy qua bể chứa.

Bể khử trùng:

Nước sau quá trình xử lý nước thải sẽ được khử trùng để loại bỏ các sinh vật có hại trước khi thoát ra hệ thống thoát nước thải chung của dự án và thải ra nguồn tiếp nhận là sông Đồng Nai.

Ngăn tách bùn:

Bùn lắng từ bể lắng sẽ được bơm định kỳ qua ngăn tách bùn. Hệ thống có 04 ngăn tách bùn để giảm trọng lượng bùn trước khi được đơn vị có chức năng thu gom xử lý

Sự cố của HTXLNT

Vệ sinh đường cống thoát nước thải, tránh ùn tắc, ứ đọng chất thải rắn trong đường cống dẫn nước thải

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động của hệ thống đường ống để kịp thời phát hiện rò rỉ, thay thế cải tạo các thiết bị hư hỏng ảnh hưởng đến hệ thống xử lý.

Thường xuyên kiểm tra và định kỳ bảo trì tuyến đường ống, bệ đỡ ống để có đánh giá và thay thế cần thiết. Xây dựng phòng vận hành phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải, trong đó cần cử người chuyên làm công tác vận hành hệ thống xử lý.

Nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải được tập huấn về chương trình vận hành và bảo dưỡng của hệ thống. Tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho hệ thống xử lý nước thải.

Giao công nhân vận hành, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục. Bảo dưỡng van theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi có sự cố xảy ra nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân sự cố và khắc phục kịp thời không để nước thải chưa xử lý vượt quy chuẩn xả thải ra môi trường

Tải Giấy phép môi trường trại chăn nuôi tại đây

Pass giải nén: greenstarvn.com

Giấy phép môi trường trại chăn nuôi tại đây
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời