Giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa

giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa

Tên chủ cơ sở giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa:

Tên: Công ty TNHH FireslandCampina Việt Nam.

Địa chỉ : khu phố Bình Đức 1, phường Bình Hòa, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện theo pháp luật: ÔNG RICHARD ALLAN KIGER

 Chức vụ: TỔNG GIÁM ĐỐC

 Điện thoại: 0274 375 44 20 ; Fax : ;E-mail:

 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2136246564 chứng nhận lần đầu ngày 30 tháng 06 năm 2008, thay đổi lần thứ 6 ngày 28 tháng 05 năm 2019 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3700229344 đăng ký lần đầu ngày 30 tháng 06 năm 2008, thay đổi lần 10 ngày 25 tháng 03 năm 2022 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất CT 05929 thửa đất số 1502, tờ bản đồ số DC10, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày 12 tháng 11 năm 2013 với diện tích 21.705,5 m2.

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT 14412 thửa đất số 65, tờ bản đồ số DC10, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày 16 tháng 06 năm 2016 với diện tích 58.800 m2.

 Giấy phép xây dựng số 83/GP.UB do Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé cấp ngày 24 tháng 03 năm 1995.

 Giấy phép xây dựng số 2466/GPXD-UB do Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cấp ngày 05 tháng 12 năm 2014.

Tên cơ sở:

 Tên: Công ty TNHH FireslandCampina Việt Nam.

 Địa điểm cơ sở: khu phố Bình Đức 1, phường Bình Hòa, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 3754/QĐ- UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 do UBND tỉnh Bình Dương cấp cho “Dự án tăng công suất khu vực chế biến sữa lên 342.000 tấn sản phẩm/năm tại phường khu phố Bình Đức 1, Bình Hòa, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương”.

Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 603/GXNSTNMT ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

 Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại mã số QLCTNH:74.000045.T cấp lần 3 ngày 23 tháng 10 năm 2013 của Chi cục Bảo vệ môi trường.

 Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 82/GP-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2019 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp.

 Quy mô của cơ sở: công suất sản phẩm đạt 342.000 tấn sản phẩm/năm.

Giấy phép môi trường: giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa do sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương cấp.

 Vốn đầu tư: 604.049.184.898 VNĐ (Sáu trăm lẻ bốn tỷ không trăm bốn mươi chín triệu một trăm tám mươi bốn ngàn tám trăm chín mươi tám đồng) tương đương 49.500.000 USD, xét theo Luật đầu tư công số 43/2019/QH13 thuộc nhóm dự án B

Quy trình sản xuất sữa đặc tại nhà máy

Nguyên liệu bột sữa, bơ sữa, đường, vitamin, chất ổn định được trộn đều tại hệ thống phối trộn theo tỉ lệ nhất định.

Sau khi dịch sữa đã tan, được bơm qua hệ thống lọc, loại bỏ các tạp chất cơ và bột sữa không tan trong dung dịch.

Dịch sữa được thanh trùng trong thiết bị trao đổi dạng vi, lưu nhiệt trong ống xoắn lưu nhiệt nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có trong dịch sữa.

Sau khi thanh trùng dịch được hạ nhiệt, được bơm vào hệ thống cô đặc và làm nguội bằng hệ thống trao đổi nhiệt dạng vỉ.

Chuẩn hóa sản phẩm.

Sữa đặc từ bồn sẽ được đưa qua các máy đóng hộp vô trùng, chất trên pallet, kiểm tra, tồn trữ và xuất xưởng.

Quy trình sản xuất sữa tiệt trùng

Nguyên liệu: sữa nước, sữa bột gầy, nước, bơ sữa, đường, hương, màu, vitamin, chất ổn định được trộn đều tại hệ thống phối trộn, nhiệt độ dịch được gia nhiệt qua vỉ trao đổi nhiệt trong quá trình phối trộn.

Sau khi sữa đã tan hoàn toàn, dịch được bơm qua hệ thống lọc.

Dịch sữa được thanh trùng trong thiết bị trao đổi dạng vỉ, lưu nhiệt trong ống xoắn lưu nhiệt nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có trong dung dịch sữa, sau đó làm lạnh nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển trong quá trình chế biến, và được bơm và bồn trung gian. Sản phẩm được chuẩn hóa.

Dịch sữa được nâng nhiệt trước khi vào máy đồng hóa. Sau đó sẽ được bơm tiệt trùng trong hệ thống tiệt trùng và bơm vào bồn tiệt trùng.

Sữa từ bồn tiệt trùng sẽ được bơm qua các máy đóng hộp vô trùng, được dán ống hút, được gói lại từng tép 4 hộp, cho vào thùng carton, chất trên pallet kiểm tra và xuất xưởng.

Hạn sử dụng của sản phẩm là 6 tháng tính từ ngày đóng hộp

Xử lý nước thải sản xuất 2.400 m3/ngày.đêm:

Công suất hệ thống: 2.400 m3/ngày đêm.

Công nghệ xử lý: sinh học kết hợp hóa lý.

Lưu lượng nước đầu vào hiện hữu của dự án giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa: 1.230,4 m3/ngày.đêm

+ Lượng nước thải sản xuất phát sinh khoảng 1.192 m3/ngày.đêm từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị.

+ Lượng nước thải từ sữa thải bỏ hằng ngày khoảng 10 m3/ngày.đêm.

+ Lượng nước cô đặc từ hệ thống lọc RO 28 m3/ngày.đêm. + Nước thải từ phòng thí nghiệm khoảng 0,4m3/ngày.đêm.

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất, công suất 2.400 m3/ngày.đêm của dự án giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa được thể hiện bên dưới

Giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa
Giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa

Toàn bộ nước thải của dự án giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa từ khu sản xuất theo mạng lưới thoát nước qua song chắn rác chảy vào hố thu gom. Nước thải từ hố thu gom được bơm sang bể tách dầu mỡ để loại bỏ dầu mỡ có trong nước thải.

 Bể điều hòa có cấp khí và dung dịch H2SO4 để điều hòa lưu lượng, pH và nồng độ các chất trong nước thải.

 Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể tiếp xúc, tại đây bùn tuần hoàn được bơm vào để tạo điều kiện thích nghi ban đầu cho quá trình xử lý sinh học, trong bể được cấp khí để tránh hiện tượng lắng cặn và trộn đều hỗn hợp bùn, nước thải trong bể.

 Sau đó nước thải được dẫn qua bể Aerotank. Tại đây diễn ra quá trình oxy hóa chất hữu cơ dạng keo và dạng hòa tan dưới sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Oxy cần thiết sẽ được cung cấp từ máy cấp khí. Trong bể Aerotank các chất ô nhiễm hữu cơ sẽ được phân hủy nhờ vi sinh vật với sự khuấy trộn nhanh bùn hoạt tính tại bể Aerotank và có sự hiện của oxy không khí thông qua thiết bị phân phối khí ở trong bể.

 Sau quá trình xử lý sinh học hiếu khí, nước thải tự chảy qua bể trung gian sau đó chảy sang bể lắng để lắng cặn hữu cơ sinh ra trong quá trình sinh học. Tại bể lắng bùn sẽ được lắng xuống phía dưới, phần nước trong phía trên sẽ chảy qua bể trung gian.

 Nước thải từ bể trung gian được bơm qua bể tuyển nổi. Nước thải sau bể tuyển nổi được bơm vào ngăn số bể khử trùng, nước thải được khử trùng bằng Clorine trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

 Bùn hoạt tính từ bể lắng bùn được đưa tới bể chứa bùn tuần hoàn. Bùn này được tuần hoàn một phần về bể Aerotank để tăng cường và ổn định hoạt động của vi sinh vật trong việc xử lý nước thải, phần còn lại được bơm về nén bùn để làm giảm độ ẩm của bùn, sau đó bùn được bơm sang sân phơi bùn để làm khô bùn hoặc được đưa vào máy ép bùn để tạo thành các bánh bùn.

Bùn thải của nhà máy không chứa các chất độc hại nên bùn thải sau khi phơi được hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển đi chôn lấp hoặc được tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp.

 Nước thải của Công ty sau xử lý sẽ theo đường ống dẫn ra suối Cây Trâm cách Công ty khoảng 200m, nước thải theo suối chạy ra khoảng 1.000m ra kênh thoát nước Việt – Sing, ra sông Sài Gòn. Nước thải của Công ty sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN 40:2011/BTNMT, Kq = 0,9; kf = 1,0

Tải giấy phép môi trường nhà máy chế biến sữa tại đây

pass giải nén: greenstarvn.com

QCVN 12-MT-2015
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời