Mẫu giấy phép môi trường trại gà

mẫu giấy phép môi trường trại gà

Mẫu giấy phép môi trường trại gà

TÊN CHỦ CƠ SỞ

  • Tên chủ cơ sở: Công ty Tnhh Đầu Tư & Dịch vụ Chí Phú
  • Địa chỉ văn phòng: số 56, đường Trần Hưng Đạo, Khu phố Đông A, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
  • Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
  • Bà Nguyễn Thị Thiểm;                       Chức vụ: Giám đốc;
  • Điện thoại: 0274 3 773 498;            Fax: 0274 3 773 544.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mã số doanh nghiệp: 3702228473 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 13/11/2013, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 04/03/2022.

TÊN CƠ SỞ

– Tên cơ sở: Trại gà Hiếu Liêm quy mô 140.000 con/lứa.

– Địa điểm cơ sở: ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tứ cận tiếp giáp của nhà máy như sau:

+ Phía Bắc: giáp với đất vườn của người dân.

+ Phía Nam: giáp với đất vườn của người dân.

+ Phía Đông: giáp với đất vườn của người dân.

+ Phía Tây: giáp với đất vườn của người dân

mẫu giấy phép môi trường trại gà
mẫu giấy phép môi trường trại gà

– Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy phép xây dựng số 195/GPXD do Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên cấp ngày 25 tháng 8 năm 2009.

+ Hợp đồng thuê đất số 4381/HĐ-STNMT ngày 22 tháng 12 năm 2015 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương và Công ty Tnhh Đầu tư & Dịch vụ Chí Phú

+ Chấp thuận địa điểm đầu tư mở rộng quy mô Trại gà của Công ty Tnhh Đầu Tư & Dịch vụ Chí Phú do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 25 tháng 08 năm 2014.

– Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); các giấy phép môi trường thành phần: Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng trại gà Hiếm Liêm quy mô 140.000 con tại ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương của hộ kinh doanh – Trại gà Hiếu Liêm;

– Quyết định thống nhất của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương cho Công ty Tnhh Đầu tư & Dịch vụ Chí Phú được sử dụng lại báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của hộ kinh doanh – Trại gà Hiếu Liêm tại Quyết Định số 419/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2011.

– Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

+ Dự án “Trại gà Hiếu Liêm quy mô 140.000 con/lứa” là dự án thuộc lĩnh vực chăn nuôi gia sức gia cầm quy mô công nghiệp, có tổng mức vốn đầu tư dự án là 75.000.000.000 (Bảy mươi lăm tỷ đồng) là dự án thuộc nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công tại Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc Hội và Dự án thuộc cột số 4, mục số 16, phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

+ Dự án thuộc nhóm II theo tiêu chí phân loại dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội và số thứ tự số 1 Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

+ Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 39 và điểm c, khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội.

CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ

Công suất của cơ sở

Công suất hoạt động của cơ sở

Khi Trại đi vào vận hành và hoạt động ổn định, công suất của trại là 140.000 con gà/lứa tương đương khoảng 700 đơn vị vật nuôi (1 con gà nặng trung bình 2,5kg/con).

Một năm trại nuôi khoảng 4 lứa. Bình quân khoảng 560.000 con/năm tương đương 1.400.000kg thịt/năm.

Công suất thực tế của cơ sở tính đến thời điểm lập Hồ sơ GPMT

Tính tới thời điểm lập hồ sơ Giấy phép môi trường, công suất thực tế của cơ sở khoảng 120.000 con gà/lứa tương đương khoảng 600 đơn vị vật nuôi (1 con gà nặng trung bình 2,5kg/con)

Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình công nghệ chăn nuôi của Trại được thực hiện qua các bước sau: Tiếp nhận gà con tại Công ty Tnhh Emivest Feedmill Việt Nam à Nuôi khoảng 50 ngày (Cho ăn, uống nước, thuốc thú y,…) à Xuất chuồng trở lại Công ty Tnhh Emivest Feedmill Việt Nam

quy trình chăn nuôi

Thuyết minh quy trình chăn nuôi tại cơ sở

Quy trình chăn nuôi gà tại dự án được áp dụng theo mô hình chuồng lạnh và kín, tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi và điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng bảo vệ môi trường.

Gà con được Trại nhập về từ Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam. Trong quá trình chăn nuôi Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc-xin đến trại đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi và thu hồi sản phẩm.

Gà con giống nhập về đảm bảo được kiểm tra kỹ, tất cả đều khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch (do cơ quan thú y cấp). Thời gian nuôi gà tại Trại được chia làm 02 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.

Giai đoạn 01 được nuôi từ 01 – 21 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 134-150 g/con. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân. Gà 01 ngày tuổi nhập về trại được thả trên nền bê tông có phủ đệm lót chuồng (trấu) dày 10 cm. Gà nhập về sẽ được úm từ 01- 15 ngày tuổi. Trong 3 ngày đầu trại nuôi sẽ được giữ ở nhiệt độ 33oC, sau đó giảm dần xuống 29oC và cuối cùng giảm xuống 26oC.

Giai đoạn 02, gà được nuôi từ 22 – 50 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 2,2 -2,8 kg/con. Đây là thời kỳ gà tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên gà sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này gà cần nhiều glucid, lipid hơn. Khi gà đủ ngày tuổi và trọng lượng sẽ được xem xét xuất chuồng. Trước khi xuất chuồng gà được kiểm tra kỹ để đảm bảo chỉ chuyển gà không bị ốm hoặc không trong thời gian ảnh hưởng của thuốc/vắc xin (đủ thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ).

Quy trình nhập, xuất gà: gà được nhập trại xen kẽ sao cho tổng số gà có mặt thường xuyên trong 06 dãy chuồng là 120-140.000 con/lứa (Mỗi năm khoảng 4 lứa). Trong quá trình nuôi dưỡng không thực hiện di chuyển gà và thay đổi chuồng nuôi. Sau khi xuất chuồng một số lượng gà trong một dãy chuồng thì sẽ tiến hành vệ sinh, sát trùng, tẩy uế khu vực chuồng trại và khu vực xung quanh, sau đó để trống chuồng khoảng 3-4 tuần rồi mới bổ sung chất độn chuồng và nhập đàn gà mới vào chuồng để nuôi dưỡng.

Phân gà sẽ được xử lý bằng enzim và trấu ngay tại chuồng để hạn chế tối đa mùi hôi và ảnh hưởng của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Nước thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi sẽ được dẫn toàn bộ về hệ thống xử lý nước thải 15 m3/ngày.đêm để xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT cột B và QCVN 01-15:2010/BTNMT trước khi thải vào ao nuôi cá trong trại diện tích 6.000 m2.

Kĩ thuật chăn nuôi gà chuồng lạnh:

Do nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá cao, đàn gà nuôi sẽ chậm phát triển, gà thịt sẽ chậm lớn,…. Có khi làm cho đàn gà nuôi công nghiệp giảm sức đề kháng, dẫn đến dịch bệnh cho cả đàn. Gà nuôi theo kiểu chuồng lạnh sẽ giảm thiểu những rủi ro này, cách ly với nguồn dịch, chim, chuột từ bên ngoài.

Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh cúm gia cầm hiện nay vẫn chưa bị dập tắt, mô hình nuôi gà theo kiểu chuồng lạnh sẽ hạn chế mức thấp nhất sự lây lan và thiệt hại không đáng cho người chăn nuôi. Mô hình chăn nuôi trại lạnh được xây dựng khá quy mô, thiết kế hệ thống làm mát bằng các tấm làm mát, sử dụng nước làm mát tuần hoàn, kết hợp thông gió thông gió cưỡng bức bằng quạt để làm mát chuồng trại.

Toàn trại sử dụng tấm làm mát và hệ thống giàn lạnh để nhiệt độ luôn duy trì trong trại là 21-25oC. Diện tích mỗi chuồng (12m x 120m). Lưu ý khi thiết kế khoảng trống từ quạt hút đến nơi gà ở phải rộng 10m, khoảng trống từ giàn lạnh đến khu nhà ở rộng 3 x10m. Xung quanh chuồng gà chừa hành lang rộng 2m để đi lại chăm sóc đàn gà.

Nước cấp ban đầu cho hệ thống làm mát là: 2 m3/chuồng x 6 chuồng = 12 m3 (quá trình hoạt động lượng hơi nước sẽ được ngưng tụ và cấp trở lại hệ thống). Cấp bổ sung: Trong quá trình hoạt động một lượng nước sẽ thất thoát do bay hơi do đó sẽ cung cấp một lượng nước bổ sung là khoảng 0,5 m3/ngày x 6 chuồng = 3 m3/ngày.

Bên trong trại gà, hệ thống máng nước tự động, khay để thức ăn được sắp xếp hợp lý, phù hợp với từng ô ngăn cách nhằm tạo không gian thoải mái. Cấp nước uống đến từng vị trí bằng hệ thống uống tự động. Sử dụng máng ăn tự động cho gà.

Chuồng xây xong, mỗi chuồng đổ một lớp trấu dày 10 cm trên sàn, pha thuốc để
phun sát trùng bên trong và cách xa bên ngoài chuồng 5m, với chuồng cũ cần làm sạch lớp chất độn có phân trên sàn và quét mạng nhện, xong đổ lớp trấu mới rồi phun thuốc
sát trùng.

Kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt từ lúc nhập đến lúc xuất bán:

  • Thức ăn và cách cho ăn

+ Thức ăn: Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi giai đoạn phát triển.

+ Cách cho ăn: Cho ăn bằng máng, thường xuyên bổ sung thức ăn vào máng để gà ăn tự do cả ngày.

  • Quản lý đàn gà

+ Có đội ngũ bác sĩ quan sát, theo dõi hàng ngày.

+ Hàng ngày quan sát đàn gà và có biên phát xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tượng khác thường.

  • Vệ sinh phòng bệnh: Để đảm bảo đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi được vệ sinh sát trùng định kì và phòng bệnh cho gà theo lịch.
  • Thời gian nuôi:

+ Thời gian nuôi và xuất chuồng: 50 ngày (khoảng 7-8 tuần)

+ Sau khi gà xuất chuồng cần làm vệ sinh chuồng trại trước khi nuôi đợt mới, thường thì sẽ xuất theo từng chuồng và vệ sinh chuồng để chuẩn bị lứa mới khoảng 3-4 tuần.

  • Chọn giống: Chọn những con khỏe mạnh, lanh lẹ, lông mượt khô và bóng không khuyết tật như: hở rống, bụng xanh đen, bụng mềm căng đầy nước, da bụng mỏng, mù mắt, vẹo mỏ, chân cong. Gà phải được kiểm dịch trước khi nhập chuồng.

Yêu cầu sản phẩm đầu ra: Gà thịt phải đạt từ 2,2-2,8kg/con. Gà khỏe mạnh không  mắc các loại bệnh dịch, đạt yêu cầu kiểm định của cơ quan chức năng.

 Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cở sở: Gà thịt 140.000 con/lứa, khoảng 4 lứa/năm. Bình quân mỗi năm khoảng 560.000 con/năm tương đương 1.400.000kg thịt/năm (trọng lượng mỗi con gà thịt xuất chuồng khoảng 2,5kg/con).

Nước thải từ hoạt động chăn nuôi

Nước thải tại trại gồm nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại, vệ sinh dụng cụ cho gà ăn (chỉ phát sinh vào ngày vệ sinh chuồng) và nước thải từ hoạt động sát trùng xe, người ra vào trại.

Nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại được thu gom theo tuyến ống nhựa uPVC Ø60mm chiều dài 720m dẫn ra tuyến ống chính. Tuyến chính là đường ống nhựa uPVC Ø114mm chiều dài 209,5m dẫn nước từ các dãy chuồng nuôi về bể thu gom. Tổng chiều dài các tuyến ống thu gom nước thải từ các chuồng dài khoảng 929,5m.

Nước sát trùng được dẫn về bể thu gom bằng đường ống uPVC Ø60mm dài khoảng 310m.

Toàn bộ nước thải sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải công suất 15 m3/ngày.đêm của Trại để xử lý. Quy trình xử lý nước thải như sau:

công nghệ xử lý nước thải trại gà
công nghệ xử lý nước thải trại gà

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:

Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoạt và nước thải từ nhà ăn sau bể tách dầu sẽ  được dẫn về bể thu gom để tiếp tục xử lý cùng nước thải chăn nuôi.

Lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của dự án không đều mà chỉ tập trung chủ yếu trong thời gian vệ sinh chuồng trại để chuẩn bị nuôi lứa mới. Do vậy, chủ dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 15 m3/ngày.đêm vừa có tác dụng chứa nước để ổn định cho các công trình xử lý phía sau, vừa có tác dụng phân hủy một lượng ít phân gà còn sót lại trong quá trình thu gom và còn có lông gà rơi vãi trong chuồng nuôi.

Nước thải được tập trung theo mạng lưới thu gom nước thải dẫn về hệ thống xử lý nước thải  tập trung.

Tại hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải lần lượt qua các công đoạn: Hố thu gom ® Bể điều hoà ® Anoxic ® Bể sinh học hiếu khí MBR ® Lọc màng MBR® Nguồn tiếp nhận.

Bể điều hoà:

Tiếp nhận nước thải từ bể biogas, là công trình chuyển tiếp giữa hố thu gom và hệ thống xử lý tập trung. Sau đó nước được bơm lên bể anoxic để tiếp tục xử lý.

Bể Anoxic:

Cơ chế chính của bể anoxic là các vi sinh vật dị dưỡng hoạt động trong môi trường tùy nghi chuyển hóa Amoniac (NH3) thành khí nitơ (N2) theo phương trình sau:   NH3 → NO3 → NO2 → NO → N2O → N2

Bể xử lí sinh học hiếu khí MBR

Bể thổi khí có được thiết kế để tiếp tục thực hiện quá trình loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải bằng quá trình sục khí bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là tập đoàn những vi sinh hiếu khí gồm vi khuẩn, protozoa, mold, vi khuẩn lên men, tảo…. Phương pháp bùn hoạt tính là quá trình làm sạch nước thông qua việc sử dụng hoạt động sống của bùn hoạt tính. Nói 1 cách khác bùn hoạt tính trong nước thải bám dính và lấy các chất hữu cơ có trong nước thải.

Tại bể xử lý  sinh học bùn hoạt tính, vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu  cơ trong  nước thải như là nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày và chuyển hóa chúng thành các tế bào vi sinh vật. Vì ở trong nước thải có chứa nhiều các hợp  chất hữu cơ, chứa nhiều  các vi sinh vật khác nhau do vậy điều kiện đảo trộn là cần thiết cho quá trình xử lý  hoàn toàn các hợp chất hữu cơ. Mỗi một loại vi sinh  vật  tồn  tại trong điều kiện đảo trộn khác nhau để thực hiện quá trình trao đổi chất.

Các dưỡng chất (thức ăn cho vi sinh vật) sẽ được cho vào bùn hoạt tính để nâng cao hiệu quả xử lí như độ màu, độ đục, và các chất không phân hủy sinh học COD như là cellulose…

Trong  bể được  tăng  cường  thêm  các  giá  thể  vi  sinh  được  làm  bằng  sợi  Vật liệu: (C3H6)x; polypropylene là môi trường cho vi sinh hiếu khí sinh trưởng và phát trên giá thể điều này kéo theo làm tăng nồng độ bùn hoạt tính trong trong bể sinh học dẫn đến làng tăng hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Sử dụng máy thổi khí cung cấp không khí cho bể thổi khí thông qua các đĩa phân phối khí được lắp dưới đáy bể MBR.

Lọc màng MBR

Nước thải sau khi qua quá trình sinh học sẽ được lọc qua màng MBR để loại bỏ cặn lơ lửng và vi khuẩn có trong nước thải, trước khi thải ra môi trường.

Nước thải đầu ra đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B, và QCVN 01-195-2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi và phục vụ cho mục đích nuôi cá của Trại. Trại cam kết không thải ra bên ngoài.

Tải Mẫu giấy phép môi trường trại gà

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

Môi Trường Green Star

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời