Hậu quả của ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục
Ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách và nguy cấp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mọi sinh vật, bao gồm con người. Nó trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn vong của hệ sinh thái. Hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng chung tới sự phát triển của xã hội
Trước khi tìm hiểu hậu quả của ô nhiễm môi trường thì Green Star xin mời các bạn tham khảo xem ô nhiễm môi trường là gì ?
Ô nhiễm môi trường là gì ?
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên (trích khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Các dạng ô nhiễm môi trường thường được đề cập đến bao gồm: Ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí. Với mỗi loại ô nhiễm thì sẽ có những tác động tiêu cực khác nhau.
Đối với môi trường không khí
– Thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên, làm cho hiện tượng tan băng khiến nước biển dâng cao ảnh hưởng đến cuộc sống của một số khu vực trên thế giới.
– Các hiện tượng ô nhiễm không khí khác như: Ô nhiễm khói bụi, khí thải ,… làm sinh ra các bệnh đường hô hấp, ung thư da, …
Đối với môi trường nước
– Nguồn nước bị ô nhiễm tùy theo mức độ có thể hủy diệt một phần hoặc hoàn toàn các sinh vật sống trong đó.
–Nguồn nước bị ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
–Nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
Đối với môi trường đất
-Các loại cây trồng, hoa màu được trồng trên đất bị ô nhiễm sẽ không có năng suất cao ảnh hưởng đến kinh tế hoặc có thể bị nhiễm bệnh, con người ăn vào cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước dùng cho sinh hoạt.
– Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động, thực vật. nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người sống trên đó
Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Các bệnh về đường hô hấp
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về đường hô hấp. Không khí bị ô nhiễm có sự biến đổi lớn về thành phần. Trong đó có chứa các loại bụi mịn/siêu mịn, khí SO₂, NO₂,… không phù hợp cho quá trình hô hấp của con người.
Trẻ em và người già tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm giảm chức năng của phổi, nhiễm trùng đường hô hấp hay năng hơn là hen suyễn
Dị ứng
Viêm mũi dị ứng: Gây ra bởi sự thay đổi của thời tiết, khói bụi mà đặc biệt là các loại bụi mịn cùng các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn,…
Viêm da cơ địa: Đây là bệnh mãn tính cũng có xu hướng tăng lên theo tình hình ô nhiễm không khí do đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Ung thư
Theo nghiên cứu, 75 – 80% các ca mắc ung thư đều có liên quan đến môi trường sống và chỉ có 10% là do rối loạn bên trong cơ thể. Số liệu này chỉ ra rằng, chính những thứ chúng ta có thể kiểm soát được đang gây hại đến sức khỏe, trong đó có ô nhiễm môi trường.
-
Ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: Nước chứa các kim loại nặng, thuốc trừ sâu, nước bị ô nhiễm lâu ngày chứa Asen…. Nguyên nhân này gây ra đến 90% ca ung thư tử vong tại Việt Nam.
-
Ô nhiễm không khí được nghiên cứu là có liên quan đến bệnh ung thư vú.Các hạt bụi mịn, khi sulfat từ khói thải xe cùng với NO₂ là nguyên nhân làm gia tăng ung thư phổi.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu
Hậu quả của ô nhiễm môi trường chủ yếu nằm ở việc nóng lên toàn cầu. Các hoạt động sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, thải khói bụi sản xuất vận tải, chặt phá rừng,… Các khí được sản sinh ra làm nhiệt độ bị giữ lại trong tầng khí quyền nên khiến nhiệt độ tăng “chóng mặt”. Hậu quả là:
-
Gây ra hiện tượng băng tan Làm tan chảy băng ở 2 cực, khiến nước biển tăng cao
-
Biến đổi gây ra thiên tai: lũ lụt, bão, sa mạc hóa,…
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật sống trên trái đất
Tổn thương tim mạch
Ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như đau tim, đột quỵ và thiếu máu cục bộ. Tiếp xúc trực tiếp với các chất gây ô nhiễm như bụi mịn (PM2.5) và nitơ dioxide (NO2) có thể xuyên qua hàng rào phổi, xâm nhập vào hệ thống máu gây ra phản ứng viêm, stress oxy hóa và tăng nguy cơ tổn thương tim mạch
Tổn thương não
Một nghiên cứu gần đây cho thấy ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức và sức khỏe tâm thần. Những người tiếp xúc với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như bụi và ozon có nguy cơ mắc viêm thần kinh, stress oxy hóa và các bệnh lý như Alzheimer và Parkinson.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn liên quan đến việc tăng tỷ lệ lo âu, trầm cảm. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi
Tổn thương gan và lá lách
Môi trường ô nhiễm thường chứa các chất độc hại như kim loại nặng (chì, thủy ngân), các hợp chất hữu cơ (ví dụ như dioxin, PCBs). Những chất này có thể tiếp xúc với cơ thể thông qua việc hít phải, tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống chứa chúng hoặc tiếp xúc qua da, gây ra tổn thương cho gan và lá lách
Rối loạn chức năng nội mô
Khi tiếp xúc với các chất độc hại như bụi mịn (PM2.5) và nitơ dioxide (NO2), cơ thể có thể xuất hiện phản ứng viêm, stress oxy hóa và rối loạn chức năng nội mô
Tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh
Trên toàn cầu, 93% trẻ em dưới 18 tuổi sống trong tình trạng ô nhiễm không khí cao hơn mức hướng dẫn của WHO. Phơi nhiễm không khí chứa các chất gây ô nhiễm làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh, hen suyễn và rối loạn phát triển thần kinh
Rối loạn tâm thần
Các chất ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra các loại rối loạn thần kinh khác nhau. Các hạt siêu mịn xâm nhập vào não qua dây thần kinh khứu giác và hàng rào máu não đến các vùng khác như vỏ não trung tâm và tiểu não, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tâm thần
Một số loài động vật bị tuyệt chủng
Những sự thay đổi lớn về khí hậu do hậu quả của ô nhiễm môi trường đang phá hủy sự sống của nhiều loại động thực vật. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trong số 17.903 loài thực vật thì đã có hơn 1.550 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Một loại động vật là bò biển đã giảm dưới mức đáng báo động là 250 con ở Đông Phi do ảnh hưởng của khai thác dầu khí và ô nhiễm niken từ quá trình này tại Thái Bình Dương. Ngoài ra còn có bào ngư ( giảm 44% do sóng nhiệt), san hô cứng ở Caribe (giảm 80% so với 1990 do hiện tượng tẩy trắng).
Đất bị xói mòn
Xói mòn đất là hiện tượng đất dễ bị rửa trôi dưới tác dụng của nước, giói, hoạt động khai thác. Hiện tượng này bắt nguồn từ hiện tượng ô nhiễm môi trường đất. Ô nhiễm làm đất bị thay đổi cấu trúc dẫn đến xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất khi có mưa lớn diễn ra.
Ảnh hưởng đến kinh tế
Ô nhiễm môi trường tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu. Ở 15 quốc gia xả thải nhiều khí nhà kính nhất gây tổn hại hơn 4% GDP mỗi nước do ô nhiễm không khí.
Đối với một số quốc gia thì du lịch được xem là ngành kinh tế tỷ đô. Tuy nhiên hậu quả của ô nhiễm môi trường đang trực tiếp gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu này
Giảm sản lượng nông nghiệp
Sự biến đổi của môi trường gây ra hậu quả như:
-
Giảm chất lượng đất cho nông nghiệp: Hiện tượng xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất, hạn hán, lũ lụt,… Từ đó làm mất đi khả năng trồng trọt.
-
Thêm vào đó ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, giảm sản lượng, đột biến,…
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
-Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
– Tăng cường quản lí nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Trồng cây xanh, trồng rừng tăng diện tích rừng phòng hộ.
– Xây dựng bể xử lí chất thải từ các khu dân cư, nhà máy.
– Xây dựng hệ thống hút bụi tại các khu công nghiệp.
– Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên.
– Bảo tồn đa dạng sinh học.
– Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường.
– Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
– Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
– Thường xuyên thực hiện việc đánh giá tác động môi trường thông qua việc lấy mẫu (Đất, nước, không khí,…) phân tích các thông số gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, từ đó có cơ sở để tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả của ô nhiểm môi trường, nếu có.
Bài Viết Liên Quan: