Oxit là gì? phân loại và tính chất hóa học của Oxit

Oxit là gì? phân loại và tính chất hóa học của Oxit

Oxit là gì? phân loại và tính chất hóa học của Oxit

Oxit là gì?

Oxit là tên gọi chung cho các hợp chất được hình thành bởi 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là Oxy. Như vậy, Oxit chắc chắn phải là hợp chất có 2 nguyên tố và phải có nguyên tố Oxy.

Công thức của Oxit là gì?

Theo khái niệm của Oxit nêu trên, bạn có thể dễ dàng hình dung công thức của Oxit có dạng MxOy.

Trong đó:

  • M là nguyên tố khác Oxy
  • x, y là các số nguyên dương thể hiện tỉ lệ các chất trong hợp chất

Nguyên tố M có thể là phi kim, kim loại hoặc bán kim loại.

Ví dụ một số oxit thường gặp: CO2, SO2, FeO, Fe2O3, Al2O3,…

Cách gọi tên Oxit

Từ tên gọi thì bạn sẽ biết được công thức hóa học của oxit đó. Vì vậy, việc nắm được cách đọc tên Oxit là rất quan trọng.

Hiện nay, có 2 cách đọc tên theo chương trình học cũ và chương trình mới. Dưới đây, giasudiem10 sẽ nêu chi tiết cách gọi tên Oxit để các em nắm được và áp dụng vào quá trình học tập.

Cách gọi tên Oxit theo chương trình cũ

Cách gọi ngắn gọn tên Oxit theo công thức như sau: Tên nguyên tố + Oxit

Ví dụ:

  • BaO: Bari Oxit
  • CaO: Canxi Oxit

Đối với kim loại có nhiều hóa trị thì cách gọi tên Oxit như sau:

Tên oxit = Tên kim loại (hóa trị) + oxit

Ví dụ:

  • FeO: Sắt (II) oxit
  • Fe2O3: Sắt (III) oxit

Đối với những phi kim có nhiều hóa trị thì cách đọc tên Oxit như sau:

Tên Oxit = Chỉ số nguyên tử phi kim + Tên phi kim + Chỉ số nguyên tố Oxy + oxit

Các tiền tố như sau:

1: mono

2: đi

3: tri

4: tetra

5: penta

6: hexa

7: hepta

8: hexa

9: nona

10: deca

Ví dụ:

  • CO: Cacbon monoxit (hay cacbon oxit)
  • CO2: Cacbondioxit (thường gọi là cacbonic)
  • P2O5 : Điphotpho pentaoxit

Cách đọc tên Oxit theo chương trình mới

Theo chương trình Hóa học mới, tên gọi nguyên tố danh pháp một số hợp chất vô cơ theo danh pháp IUPAC.

OXIDE (OXIT)

Đối với oxide của kim loại

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + OXIDE

Ví dụ:

  • Na2O: Sodium oxide
  • MgO: Magnesium oxide

Đối với oxide của phi kim

  • Cách đọc số 1: Tên phi kim + (Hóa trị) + Oxide
  • Cách đọc số 2: Số lượng nguyên tử + Tên nguyên tố + Số lượng nguyên tử Oxygen + Oxide

Lưu ý: Số lượng nguyên tử/nhóm nguyên tử được quy ước là mono, di, tri, tetra, penta,…

Theo quy tắc giản lược nguyên âm: mono-oxide = monoxide, penta-oxide = pentoxide.

Ví dụ:

  • SO2: Sulfur (IV) oxide hay  sulfur dioxide
  • CO: carbon (II) oxide hay carbon monoxide

Phân loại Oxit

Oxit được phân loại thành các nhóm khác nhau, những Oxit trong cùng 1 nhóm sẽ có những đặc điểm chung. Oxit được phân loại thành Oxit axit và Oxit bazơ với những tính chất hóa học đặc trưng.

phân loại oxit
phân loại oxit

Oxit axit

Oxit axit thường là oxit của phi kim, tức là nguyên tố phi kim kết hợp cùng Oxy. Khi oxit axit tác dụng với nước thường sẽ thu được axit tương ứng.

Ví dụ Oxit axit: SO2, SO3, CO2, P2O5,…

Oxit bazơ

Oxit bazơ thường là oxit của các kim loại, tức là kim loại kết hợp với Oxy để tạo thành Oxit bazơ. Khi cho Oxit bazơ tác dụng với nước thì sẽ thu được bazo tương ứng tùy theo từng điều kiện phản ứng.

Ví dụ Oxit bazơ: Na2O, BaO, FeO, Fe2O3,…

Lưu ý: Những Oxit như Al2O3, ZnO còn được xếp vào nhóm oxit lưỡng tính. Một số oxit không hòa tan trong nước, không phản ứng với axit và bazơ sẽ được gọi là oxit trung tính như CO, NO,…

Tính chất hóa học của Oxit

Oxit sẽ có những tính chất hóa học khác nhau và thường theo nhóm đã được phân loại là oxit axit và oxit bazơ.

Tính chất hóa học của Oxit axit

Tác dụng với nước

Oxit axit tác dụng với nước sẽ tạo ra axit tương ứng

SO3 + H2O → H2SO4

Tác dụng với bazơ

Oxit axit tác dụng được với 4 kim loại kiềm thổ là NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

CO2 +  2KOH → K2CO3 + H2O

Tác dụng với oxit bazơ 

Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối

CaO + CO2 → CaCO3

Na2O + CO2 → NaCO3

Tính chất của oxit bazơ

Tác dụng với nước 

Có 4 kim loại kiềm và kiềm thổ là Na2O,  K2O, CaO và BaO là có khả năng tác dụng với nước. Sau quá trình phản ứng, chúng ta sẽ thu được dung dịch kiềm tương ứng.

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Tác dụng với axit 

Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Tác dụng với oxit axit 

Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối

CaO + CO2 → CaCO3

Na2O + CO2 → Na2CO3

Lưu ý: Các oxit lưỡng tính như Al2O3 và ZnO vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ.

NaOH + ZnO → Na2ZnO2 + H2O

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời