Vàng – Au hóa trị mấy? Tính chất hóa học của vàng

Vàng - Au hóa trị mấy? Tính chất hóa học của vàng

Vàng – Au hóa trị mấy? Tính chất hóa học của vàng

Trong các hợp chất, Au có hóa trị phổ biến là +3. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì Au còn có hóa trị là +1

Au là ký hiệu hóa học của Vàng với số hiệu nguyên tử là 79.

Cấu hình nguyên tử của Au: [Kr]4d105s1

Như vậy, Au thuộc chu kỳ 6, nhóm IB trong bảng tuần hoàn hóa học.

Tính chất vật lý của Au (Vàng)

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường tiếp xúc với Vàng, nhất là những trang loại trang sức bằng Vàng. Bởi vậy, chắc hẳn các bạn cũng nắm được một số tính chất vật lý của kim loại này.

Những tính chất vật lý của Au (Vàng) có thể kể đến đó là:

  • Vàng là kim loại có màu vàng, mềm dẻo.
  • Vàng có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ kém hơn bạc và đồng.
  • Khối lượng riêng của Vàng: 19,3 g/cm3
  • Nhiệt độ nóng chảy: 1063 độ C.
  • Độ âm điện: 2,5
  • Đồng vị: 195Au, 196Au, 197Au, 198Au, 199Au.
nguyên tố vàng au
nguyên tố vàng au

Tính chất hóa học của Au (Vàng)

Vàng là một kim loại quý có tính khử rất yếu

Vàng không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ nào và không bị hòa tan trong axit, kể cả trong axit HNO3.

Tuy nhiên, vàng sẽ bị hòa tan trong một số trường hợp sau:

Vàng bị hòa tan trong nước cường toan (hỗn hợp HNO3 và HCl đặc theo tỷ lệ 1 : 3).

Phương trình hóa học:

Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O

Dung dịch muối xianua của kim loại kiềm, như NaCN, tạo thành ion phức [Au(CN)2]-.

4Au + 8NaCN (đặc) + O2 + H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH

Vàng tan trong thủy ngân tạo thành hỗn hống là chất rắn, màu trắng. Khi hỗn hống bị đốt nóng thì thủy ngân sẽ bị bay hơi còn lại vàng.

Cách điều chế Vàng

Vàng được khai thác trực tiếp từ các mỏ quặng. Vàng được tìm thấy trong quặng được tạo ra từ đá với các phần từ vàng rất nhỏ. Quặng vàng thường được tìm thấy cùng thạch anh hay các khoáng chất sunfit.

Những ứng dụng của Vàng

Vàng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ trang sức đến cả ngành ẩm thực.

  • Vàng được sử dụng làm trang sức như nhẫn vàng, vòng tay bằng vàng, dây chuyền vàng,…
  • Ứng dụng trong ngành công nghiệp máy tính. Vàng là thành phần có trong nhiều linh kiện điện tử.
  • Ứng dụng trong ngành dược phẩm, là thành phần của nhiều loại thuốc điều trị bệnh.
  • Ứng dụng trong ngành xây dựng, nội thất. Với đặc tính dễ dát mỏng, đem lại sự sang trọng và quyền quý nên vàng được sử dụng nhiều trong ngành nội thất.
  • Vàng được dùng để làm dây dẫn trong các thiết bị điện đắt tiền.
  • Ứng dụng vàng trong ngành nha khoa để lấp những lỗ hổng của răng.
3.6/5 - (11 bình chọn)

Trả lời