Tầm quan trọng của mũ bảo hộ lao động

Tầm quan trọng của mũ bảo hộ lao động

Tầm quan trọng của mũ bảo hộ lao động

Mũ bảo hộ lao động có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động, đặc biệt là những người làm việc trong các ngành công nghiệp xây dựng, sản xuất, khai thác mỏ, hay những công việc ngoài trời. Dưới đây là một số lý do chính cho tầm quan trọng của mũ bảo hộ lao động:

Phân loại mũ bảo hộ lao động

Mũ bảo hộ lao động được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, có thể dựa vào chất liệu, nguồn gốc xuất xứ…

Phân loại mũ bảo hộ lao động dựa theo chất liệu

  • Mũ bảo hộ lao động vải: Loại mũ này được làm từ các loại vải mềm mại, thoáng khí để tạo cảm giác thông thông, dễ chịu khi đội. Chúng có thể sử dụng chất liệu vải kaki hay dùng vải dù có độ bền cao, ít bị phai màu theo thời gian. Các loại mũ bảo hộ vải cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng thời trang, trẻ trung, phù hợp với từng đặc thù của mỗi ngành nghề. Mũ bảo hộ bằng vải thường được sử dụng cho các công việc trong nhà như chế biến thực phẩm, đầu bếp, may mặc…
Mũ bảo hộ lao động có nhiều màu khác nhau
Mũ bảo hộ lao động có nhiều màu khác nhau
  • Mũ cối bảo hộ có màu xanh đặc trưng được sử dụng phổ biến trong quân đội hay trong các ngành sản xuất do đặc tính gọn nhẹ, chống nắng che mưa tiện lợi. Mũ có phần đầu được sản xuất từ nhựa tổng hợp hoặc bột giấy ép, giấy bồi. Vải bọc bên ngoài được làm từ chất liệu kaki khá bền, cứng, khó rách và đâm thủng. Mũ cối bảo hộ có đặc tính vượt trội như chống va đập, chống chịu nước, hạn chế mốc, mục.
  • Mũ bảo hộ lao động nhựa: Chúng thường được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp nhẹ và nặng. Mũ bảo hộ nhựa có các phần gồm vỏ mũ, lớp lót bên trong, quai mũ, vành mũ. Chất liệu chuyên dụng sử dụng để sản xuất mũ bảo hộ như nhựa ABE, ABF, Hp, HDPE… Lớp lót bên trong được dệt từ chất liệu bền có mút đệm. Ngoài ra một số loại mũ đặc biệt còn có thêm lớp vải chống tĩnh điện, chống nhiệt, chống cháy nổ, vải tráng bạc, nomex sử dụng trong phòng sạch – thí nghiệm…

 Phân loại mũ bảo hộ theo nguồn gốc

Mũ bảo hộ lao động trên thị trường Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ các cơ sở sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài.

  • Mũ bảo hộ sản xuất trong nước thường gồm các loại mũ bảo hộ bằng vải hoặc mũ cối. Những loại mũ này có khả năng chống nắng nóng, chống va đập đáp ứng với TCVN, giá thành rẻ, phù hợp với nhiều nhà thầu xây dựng, nhà máy tại Việt Nam.
  • Mũ bảo hộ nước ngoài: Các thương hiệu mũ bảo hộ lao động nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như Honeywell, 3M (Mỹ), COV (Hàn Quốc)… Mức giá của các loại mũ này cao hơn so với các loại mũ bảo hộ nội địa. Tuy nhiên có thêm những tính năng vượt khác như khả năng chống nhiệt, chống va đập, chống tĩnh điện, thấm hút mồ hôi tốt… Các loại mũ bảo hộ nước ngoài đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Cấu tạo cơ bản của mũ bảo hộ lao động

Các bộ phận cơ bản có trong mũ bảo hộ lao động gồm có:

  • Phần vỏ mũ: Đây là phần quan trọng nhất của mũ bảo hộ, chịu trách nhiệm cho khả năng chịu lực, hạn chế tác động của lực tác động đến phần đầu của người đội. Vì vậy chất liệu làm vỏ mũ thường được làm từ các vật liệu nhựa tổng hợp có độ bền cao như ABS, PP, PE, HDPE, PVC. Phần vành mũ thường được làm lồi ra, có các rãnh để kết hợp các dụng cụ bảo hộ khác.
  • Phần đai mũ: Thường được thiết kế từ 4 đến 6 đai, được làm bằng chất liệu vải sợi tổng hợp hoặc dây nhựa để đảm bảo độ chắc chắn cho người dùng. Thêm vào đó một số mũ có núm vặn điều chỉnh phía sau để điều chỉnh để mũ ôm sát đầu.
  • Phần quai mũ: Được gắn với vỏ mũ, làm từ các vải tổng hợp mềm mại. Có thể điều chỉnh độ dài của quai một cách dễ dàng cho vừa vặn với đầu,.giữ mũ không bị rơi xuống trong khi đội. Phần quai mũ giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối  cho người lao động khi đang làm việc..

Công dụng của mũ bảo hộ lao động

  • Bảo vệ khỏi chấn thương đầu: Mũ bảo hộ giúp bảo vệ đầu khỏi va đập hoặc các vật nặng rơi xuống, giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ và các vùng quan trọng khác.
  • Giảm tác động từ các yếu tố nguy hiểm: Mũ bảo hộ giúp người lao động tránh bị ảnh hưởng từ các yếu tố nguy hiểm trong môi trường làm việc như điện giật, hóa chất, và các vật liệu nóng, sắc nhọn.
  • Tăng cường sự an tâm khi làm việc: Khi đội mũ bảo hộ đúng cách, người lao động sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc, từ đó nâng cao hiệu suất và sự tập trung trong công việc.
  • Tuân thủ quy định an toàn lao động: Trong nhiều ngành công nghiệp, đội mũ bảo hộ là bắt buộc theo các tiêu chuẩn an toàn lao động. Điều này không chỉ giúp bảo vệ tính mạng mà còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật, tránh bị phạt.
  • Ngăn ngừa thương tích dài hạn: Một chấn thương đầu không chỉ ảnh hưởng ngay lập tức mà còn có thể gây ra hậu quả lâu dài. Mũ bảo hộ giúp ngăn chặn các tai nạn có thể gây thương tích kéo dài, bảo vệ sức khỏe về lâu dài.

Cách chọn mũ bảo hộ lao động đạt chuẩn

Để đảm bảo an toàn cao nhất khi làm việc, người lao động cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, trong đó có mũ bảo hộ. Để có được hiệu quả bảo vệ tốt nhất thì cần lựa chọn được các loại mũ bảo hộ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Một số lưu ý giúp người dùng chọn được mũ bảo hộ đạt tiêu chuẩn gồm có:

  • Khi chọn mũ bảo hộ cần quan tâm đến chất liệu tạo nên vỏ mũ vì đây sẽ là yếu tố quyết định đến độ bền của sản phẩm. Các chất liệu phổ biến để làm nên vỏ mũ sẽ là PE, PVC, ABS. Nên xem phần bên trong vỏ mũ để nắm được các thông số kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn, ngày sản xuất của mũ.
  • Khách hàng nên lựa chọn các loại mũ có xuất xứ rõ ràng, đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới để yên tâm về chất lượng, Các loại mũ cần đạt các tiêu chuẩn chất lượng như CE EN 397, ANSI 89.1….
  • Khi chọn mũ cần phải phù hợp với tính chất, đặc thù riêng của từng môi trường làm việc.
  • Khi mua nên đội thử, kiểm tra phần quai mũ và núm vặn xem có thể điều chỉnh dễ dàng không để mũ có thể cố định và đội thoải mái trên đầu.
  • Kiểm tra miếng lót trong mũ để đảm bảo sự thoải mái và không gây bất tiện khi dùng.
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận