Trong quá trình hoạt động của Nhà máy xử lý nước thải , ô nhiễm môi trường không khí phát sinh chủ yếu từ mùi hôi công trình nước thải đầu vào, và mùi hôi phát sinh từ các bể xử lý sinh học của trạm xử lý nước thải. Đặc biệt nhiều ở các bể sinh học kỵ khí.
Mục lục bài viết
Xử lý mùi hôi cho hệ thống xử lý nước thải là gì ?
Xử lý mùi hôi cho hệ thống xử lý nước thải là thực hiện các biện pháp để làm sạch khí thải của hệ thống. Mùi hôi của hệ thống xử lý nước thải bao gồm các chất khí như. H2S, metan CH4, NH3…
Các quy trình xử lý nước thải tại trạm bơm nước thải đầu vào, công trình thu và quy trình tách nước bùn trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh khí thải và mùi hôi (hydro sunfua, sulfua hữu cơ, mercaptane, amoniac..)
Khí thải và mùi hôi sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc tại nhà máy và điều kiện sinh hoạt của những người dân sống tại khu vực lân cận nhà máy. Vì vậy, khí và mùi phát sinh từ các quy trình trên sẽ được thu lại và chuyên tới nhà khử mùi.
Để giảm thiểu mùi hôi phát sinh của hệ thống xử lý nước thải, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người vận hàng và góp phần bảo vệ môi trường. Ta cần phải xây dựng hệ thống xử lý mùi hôi cho hệ thống xử lý nước thải.
Công nghệ xử lý mùi hôi
Hiện nay có nhiều công nghệ để áp dụng trong xử lý mùi hôi, nhưng phương án môi trường Green Star chọn là sử dụng phương pháp hấp thụ bằng dung dịch hóa chất.
Hệ thống được lắp đặt hệ thống xử lý mùi hôi, áp dụng công nghệ Chemical Srcubber như sau:
Thuyết minh công nghệ hệ thống xử lý mùi hôi nước thải
Khí đầu vào được dẫn đến trạm xử lý mùi hôi bằng một mương khí hình chữ nhật kích thước 1,5m x 2,0m, sau đó khí theo các đường ống thu nhận có đường kính 1m đến các quạt, các quạt tạo áp lực yêu cầu đưa khí vào từ đáy bề GRP. Quy trình khử mùi theo công nghệ Chemical Scubber (gồm 2 tháp xử lý bằng hóa chất).
Nguyên tắc làm việc của chemical scrubber bằng cách hòa tan hoặc hấp thụ các chất ô nhiễm vào dung dịch làm sạch, dung dịch làm sạch: sodium hypochlorite và natri hydroxit để oxy hóa hợp chất có chứa lưu huỳnh; sử dụng axit sulfide để xử lý Amoniac.
Thành phần cơ bản của Chemical scrubber gồm: bồn hấp thụ; lớp vật liệu hấp thụ; hệ thống tuần hoàn dung dịch làm sạch với vòi phun, bơm tuần hoàn, thùng chứa và màn khử.
Nguyên tắc hoạt động: bồn hấp thụ tạo ra sự tiếp xúc giữa chất khí ô nhiễm và dòng phun dung dịch làm sạch. Dung dịch làm sạch sau khi đi qua lớp vật liệu hấp thụ – rơi xuống đáy,được tuần hoàn về ngăn tiếp nhận đi vào hệ thống để xử lý mùi hôi.
Bồn thứ nhất của hệ thống xử lý mùi có dạng hình trụ đặt thẳng đứng, tạo ra sự tiếp xúc giữa chất khí ô nhiễm và dòng phun dung dịch làm sạch. Tại đây, amoniac (NH3) được xử lý bởi dung dịch axit sunfuric (H2SO4) để phản ứng tạo thành muối amonium sunfate (NH4)2SO4, được lấy ra từ nước thải thông qua van xả tràn.
Dung dịch này sau khi đi qua lớp vật liệu hấp thụ – rơi xuống đáy tháp, nơi nó được tái tuần hoàn hoặc thải bỏ.
Sau đó, dòng khí thải tiếp tục được dẫn qua bồn xử lý hóa chất thứ 2, ở giai đoạn này dung dịch NaOCl và NaOH được sử dụng để oxy hóa hydrogen sunfide (H2S) và các hợp chất lưu huỳnh khác. Các phản ứng oxy hóa phụ thuộc vào pH, với độ pH tối ưu trong khoảng 9,5 – 10,5.
Khi pH giảm dưới mức tối ưu, độ hòa tan H2S giảm và không có hiệu quả hấp thụ vào dung dịch. Nồng độ dung dịch NaOCl và NaOH được điều khiển tự động bằng cách theo dõi độ pH và ORP (sự oxy hóa khử) của dung dịch tuần hoàn. Các hóa chất trong dung dịch sử dụng là natri hydroxit (NaOH) có thể xử lý được metyl mercaptane (CH3SH).
H2S + 4NaOCL + 2NaOH = Na2SO4 + 4NaCl + 2H2O
CH3SH + 3NaOCL + NaOH = CH3SO3Na + 3NaCl + H2O
Mặt khác, amoniac (NH3) cũng có thể tác dụng hóa học với NaOCl với điều kiện độ pH tối ưu nằm trong khoảng 3 – 4 và một trong các phản ứng này sinh ra khí Cl2, là một loại khí độc hại.
2NH3 + 3NaOCl = N2 + 3NaCl + 3H2O
2NH3 + 9NaOCL = 2NaNO3 + 7NaCl + Cl2 + 3H2O.
Hiệu quả xử lý mùi hôi
Hệ thống xử lý mùi hôi sử dụng kết hợp 2 tháp có thể loại bỏ hiệu quả trên 99,5% H2S, 99% NH3, 70% CH3-SH… ở nồng độ cao. Khí ô nhiễm sau khi xử lý đạt giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT, sau đó thoát ra ngoài môi trường qua ống xả khí .
Nước thải sinh ra từ các tháp hấp thụ xử lý mùi hôi sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy để xử lý.
Bài Viết Liên Quan: