Đánh giá chất lượng nước của sông Đồng Nai

luận văn môi trường

Đánh giá chất lượng nước của sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2011

Tính cần thiết của đề tài

Để đánh giá chất lượng môi trường nước, ngoài việc dựa vào các thông số hóa lý, vi sinh còn có thể dựa trên kết quả khảo sát các nhóm thủy sinh.

Tại Đồng Nai, từ năm 1998, trạm quan trắc báo cáo môi trường Đồng Nai (tiền thân của trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai) đã tiến hành khảo sát khu hệ thủy sinh vật trên sông, hồ chính ở tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, các kết quả khảo sát thủy sinh này chỉ mới dừng lại ở việc tham khảo và duy trì số liệu.

Để có cơ sở trong việc đề xuất những biện pháp quan trắc chất lượng nước sử dụng đồng thời cả hai mảng quan trắc trên, tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên một nhóm động vật không xương sống cỡ lớn với đề tài: “Khảo sát nhóm động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy đánh giá chất lượng nước của sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2011”.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm góp phần vào việc hoàn thiện các phương pháp quan trắc, phục vụ cho việc quan trắc môi trường nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Nội dung

– Đánh giá hiện trạng chất lượng sông thông qua các yếu tố môi trường (kết quả phân tích hóa lý, vi sinh, bề mặt nền đáy).

– Cấu trúc thành phần loài khảo sát được: số loài, mật độ, loài ưu thế và các chỉ số ưu thế được áp dụng

– Ưu nhược điểm của các chỉ số sinh học thông qua ĐVKXS cỡ lớn ở đáy và khả năng ứng dụng vào việc quan trắc lâu dài.

Phạm vi nhiên cứu:

Đối tượng: Đề tài khảo sát nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy sống vùi bên trong hoặc trên bề mặt các trầm tích tại đáy của sông.

Thời gian khảo sát: từ tháng 04/ 2011 đến tháng 08/2011.

Khu vực khảo sát: Sông Đồng Nai chảy qua TP. Biên Hòa bắt đầu từ cầu Hóa An – xã Hóa An, TP. Biên Hòa đến cầu Đồng Nai – phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa. Đây là đoạn sông bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hoạt động xả thải của dân cư, khu công nghiệp, hoạt động nuôi cá bè công nghiệp, nhưng cũng là đoạn cung cấp nước cho nhà máy nước Biên Hòa.

Đánh giá chất lượng nước của sông Đồng Nai
Đánh giá chất lượng nước của sông Đồng Nai

Cơ sở lựa chọn nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy để khảo sát

Đối tượng khảo sát là nhóm ĐVKXS cỡ lớn sống ở đáy sông. Là tập hợp những ĐVKXS thủy sinh sống trên hoặc trong nền đáy của thủy vực, một số sống bám vào các giá thể, chịu nhiều tác động từ các yếu tố hóa lý trong nước và sự tích tụ, lắng đọng các chất đáy.

Sự tồn tại và phát triển của chúng phụ thuộc vào môi trường nước rất nhiều. Tùy theo mức độ ô nhiễm sẽ có từng nhóm phát triển, hoặc sự không thích ứng hay sự mất đi một nhóm sinh vật nào đó trong khu hệ cũng là dấu hiệu cho thấy xu hướng diễn biến của môi trường.

Chu kì sống của chúng thường kéo dài hơn 1 đến 2 tuần, do đó chúng có thể cho ta nhìn thấy chất lượng môi trường nước trong khoảng thời gian này.

Những loài khác như ấu trùng của côn trùng, các loài sâu, giun, nhuyễn thể, và các loài không xương sống cỡ lớn khác thường có vòng đời dài hơn một tháng, thậm chí có thể tới một vài năm, cho ta một cái nhìn về chất lượng môi trường nước xa hơn về quá khứ (G.Friedrich; D.Chapman; A.Beim,1992 : Water Quality Assessments).

Đối với các trang thiết bị dụng cụ ngoài hiện trường yêu cầu chủ yếu là cạp bùn sao cho có thể lấy được một diện tích bùn đáy yêu cầu là 0,1m2. Với các trang thiết bị yêu cầu trong phòng thí nghiệm để phân tích, định loại cần có kính lúp cầm tay, kính hiển vi soi nổi, nhíp gắp, kim và tài liệu để định loại.

Điểm khó khăn khi khảo sát nhóm này là cơ sở định danh loài. Vì công tác khảo sát và định loại các nhóm loài được tiến hành ở Việt Nam cho nhóm này chỉ mới bắt đầu từ những năm gần đây, và mỗi chuyên gia chỉ có thể chuyên nghiên cứu cho 1 giống hoặc một họ nên tài liệu phân loại bằng tiếng Việt khá hạn chế.

Lưu vực sông Mê Công

Từ những năm 1980, Ủy hội sông Mê Công, (Mekong river commission-MRC) đã quan tâm đến quan trắc Sinh học trong quản lý tài nguyên nước. Năm 2010, NMC xuất bản “Phương pháp quan trắc sinh học cho hạ lưu vực Mê Công”. Đây là tài liệu mô tả chi tiết về chương trình quan trắc và các trình tự phải tuân thủ trong việc đánh giá vị trí, lấy mẫu thực địa, công việc trong phòng thí nghiệm, phân tích dữ liệu và viết báo cáo.

Tỉnh Đồng Nai

Từ năm 1998, trạm quan trắc môi trường Đồng Nai (tiền thân của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai) đã quan tâm khảo sát về khu hệ thủy sinh để bổ sung vào các kết quả quan trắc chất lượng nước định kỳ mỗi năm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tại mỗi thủy vực, các nhóm được khảo sát về cấu trúc, thành phần loài, loài ưu thế, các chỉ số như chỉ số H’, chỉ số tương đồng. Công tác quan trắc, khảo sát được tiến hành hai đợt: mùa khô và mùa mưa. Các kết quả khảo sát có đưa ra nhận định đánh giá chất lượng môi trường nước tại mỗi vị trí dựa trên kết quả tính toán được của chỉ số H’.

Tuy nhiên vẫn có những tồn tại thông qua quá trình khảo sát. Do đó, cho đến nay các kết quả khảo sát khu hệ thủy sinh vật hằng năm vẫn còn mang tính chất tham khảo và duy trì số liệu, chưa xâu chuỗi, gắn kết với nhau.

Đối tượng và phạm vi khảo sát

Đối tượng: Đề tài khảo sát nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy sống vùi bên trong hoặc trên bề mặt các trầm tích tại đáy của sông.

Phạm vi:

– Thời gian khảo sát: từ tháng 04/ 2011 đến tháng 08/2011.

– Khu vực khảo sát: Sông Đồng Nai chảy qua TP. Biên Hòa bắt đầu từ cầu Hóa An – xã Hóa An, TP. Biên Hòa đến cầu Đồng Nai – phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa. Đây là đoạn sông cung cấp nước cho nhà máy nước Biên Hòa nhưng đang ở tình trạng ô nhiễm.

Ý nghĩa khoa học

Đề tài thực đã khảo sát nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy và nghiên cứu chúng cùng với các thông số môi trường nước đã thể hiện được mối tương quan mật thiết giữa chúng với hàm lượng chất dinh dưỡng trong môi trường nước.

Đồng thời, kết quả của đề tài còn thể hiện sự biến thiên của số lượng loài, mật độ và cả các chỉ số với các yếu tố môi trường nước. Đây chính là cơ sở để phát triển thêm các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này.

Ý nghĩa thực tiễn

Hiện nay việc nghiên cứu khả năng đánh giá chất lượng môi trường nước dựa trên các nhóm thủy sinh vật (trong đó có nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ mới dừng lại ở mức khảo sát và tính chỉ số sinh học.

Nhưng kết quả tính các chỉ số sinh học trên thực tế có khi không phù hợp với các kết quả đánh giá chất lượng nước thông qua các yếu tố môi trường nước (các thông số hóa lý – vi sinh).

Do vậy, kết quả đạt được của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các nhóm sinh vật quan trắc cũng như lựa chọn kết quả của các chỉ số để đánh giá chất lượng nước tại Đồng Nai. Tính mới của đề tài.

Đề tài áp dụng lại các phương pháp đã và đang được áp dụng trên hạ lưu sông Mê Công để khảo sát trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai, nhưng được thực hiện cùng với việc quan trắc chất lượng nước mặt (26 thông số hóa lý – vi sinh/ mẫu) nhằm lồng ghép việc đánh giá chất lượng nước thông qua nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy với các yếu tố môi trường nước.

Áp dụng thêm một số chỉ số sinh học ngoài chỉ số H’, từ đó đưa ra cái nhìn đầy đủ khi đánh giá chất lượng môi trường nước dựa trên các chỉ số.

Tải luận văn tại đây

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời