Dịch vụ xử lý nước thải Long An và các phương pháp xử lý
Mô tả về tỉnh Long An và các khu công nghiệp hiện có
Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2021, Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 13 về số dân, trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP, xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.763.754 người dân GRDP đạt 138.198 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt gần 81 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,41%.
Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ[6] và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long
Tỉnh Long An thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030′ 30 đến 106047′ 02 kinh độ Đông và 10023’40 đến 11002′ 00 vĩ độ Bắc, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo Quốc lộ 1, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp
Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang
Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và các tỉnh Svay Rieng, Prey Veng của Campuchia.
Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Trước năm 1975, tỉnh Long An (không bao gồm các huyện thị thuộc vùng Đồng Tháp Mười ngày nay) thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Danh sách các khu công nghiệp ở Long An
Danh sách 30 Khu công nghiệp ở Long An và các cụm công nghiệp đang hoạt động tại đây, tình hình bảo vệ môi trường cũng như xử lý nước thải, xử lý khí thải của các khu công nghiệp và các vấn đề môi trường của các công ty đang hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ở Long An.
1. Cảng Quốc tế Long An
2. KCN Cầu cảng Phước Đông
3. KCN Cầu Tràm
4. KCN Đông Nam Á (Bắc Tân Tập)
5. KCN Tân Kim
6. KCN Tân Kim mở rộng
7. KCN Nhựt Chánh
8. KCN Hòa Bình
9. KCN Long Hậu
10. KCN Đức Hòa I – Hạnh Phúc
11. KCN Thuận Đạo
12. KCN Thuận Đạo mở rộng
13. KCN Xuyên Á
14. KCN Vĩnh Lộc 2
15. KCN Phúc Long
16. KCN Tân Đức
17. KCN Đức Hòa III – Việt Hóa
18. KCN Đức Hòa III – Thái Hòa
19. KCN Đức Hòa III – Anh Hồng
20. KCN Đức Hòa III – Hồng Đạt
21. KCN Đức Hòa III – Resco
22. KCN An Nhựt Tân
23. KCN Tân Đô
24. KCN Phú An Thạnh
25. KCN Hải Sơn
26. KCN DNN – Tân Phú
27. KCN Nam Thuận (Đại Lộc)
28. KCN Thịnh Phát
29. KCN Việt Phát
30. KCN Hựu Thạnh
Và còn rất nhiều cụm công nghiệp khác như CCN Hoàng Gia, CCN Long Cang,….
Hiện trạng xử lý nước thải của các khu công nghiệp
Hiện nay hầu hết các công ty đang hoạt động trong các khu công nghiệp ở Long An đều đã có hệ thống xử lý nước thải, trước khi thải ra ngoài cống thu gom nước thải chung của các khu công nghiệp.
Nước thải đã qua xử lý của các công ty trong các khu công nghiệp sẽ được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, để xử lý lần thứ 2 đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A.
Hệ thống xử lý nước tập trung của khu công nghiệp được hoạt động bằng chính nguồn thu phí dịch vụ xử lý nước thải của các công ty thải ra. số tiền sẽ được tính dựa trên số m3 nước thải, thải ra môi trường của các đơn vị trong khu công nghiệp.
Tại các hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp đều sẽ được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động. Các thông số ô nhiễm sẽ được đo liên tục. sau đó được truyền về cơ quan quản lý là Bộ Tài Nguyên Môi Trường và sở Tài nguyên môi trường Tỉnh Long An.
Hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp điển hình
Nước thải Ở mỗi khu công nghiệp lại có các đặc điểm khác nhau, nó phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của các công ty trong khu công nghiệp, nhưng có chung một đặc điểm là thành phần ô nhiễm thường rất cao. và chứa rất nhiều thành phần ô nhiễm khác nhau. nước thải khó xử lý và độc hại.
Nếu nước thải các khu công nghiệp ở Long An không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và vi sinh vật. nếu diễn biến lâu dài có thể gây hủy hoại môi trường sống của cộng đồng dân cư xung quanh. và mất khi khả năng tự phục hồi của môi trường tự nhiên.
Sau đây là một hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp điển hình ở Long An.
- Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp ở tỉnh Long AN
- Bể thu gom
Tiếp nhận nước thải từ các nhà máy, bơm thu gom được đặt trong bể này để bơm nước thải sang bể điều hòa. Trong bể thu gom có đặt song tách rác thô. Việc tách rác thô được thực hiện bằng song chắn rác trước khi đưa vào bể điều hòa, song chắn rác đặt nghiêng để tăng hiệu quả ngăn rác và dễ dàng vệ sinh song chắn. Vệ sinh song chắn rác bằng thao tác thủ công định kỳ, rác thu gom được đổ bỏ cùng với chất thải rắn.
- Cụm bể trung hòa – lắng I
Nước thải tử bể điều hòa được dẫn sang cụm bể trung hòa kết hợp lắng sơ cấp. Hóa chất điều chỉnh pH được bơm định lượng châm vào thiết bị trộn để duy trì pH ổn định, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả.Đồng thời kết hợp bể lắng I để loại bỏ chất rắn lơ lửng có trong nước thải.
- Bể trộn chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng (Mật rỉ đường, Methanol,…) được châm vào bể trộn dinh dưỡng để ổn đinh nồng độ nước thải đầu vào, tăng hiệu quả xử lý BOD5, Nitơ.
- Bể hiếu khí MBBR
Tại bể hiếu khí MBBR xảy ra quá trình Nitrat hóa, giảm chỉ tiêu NH4, BOD5, COD.Ngăn hiếu khí được thiết kế có hệ thống ống sục khí dưới sàn gồm hệ thống đường ống phân phối khí, đĩa thổi khí.
Nhờ sự cung cấp oxy không khí từ hệ thống thổi khí, các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trưởng và phát triển sinh khối nhờ vào quá trình tiêu thụ các chất hữu cơ ô nhiễm. Bể có bố trí giá thể để vi sinh sinh trưởng và phát triển, làm tăng nồng độ sinh khối, từ đó nâng cao hiệu quả xử lý. Cụ thể quá trình như sau:
Không khí được đưa vào bằng quạt thổi khí, lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn được duy trì trong khoảng 2 – 4 mg/L nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Tại đây các chất hữu cơ ô nhiễm được vi sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn để tạo nên tế bào mới. Sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật.
– Quá trình này được biểu diễn thông qua sơ đồ sau:
(CHO)nNS → CO2 + H2O + Tế bào mới + Sản phẩm dự trữ NH4– + H2S + Năng lượng
- Bể khử trùng, bồn lọc áp lực
Bể khử trùng làm nhiệm vụ loại bỏ thành phần vi sinh vật trong nước đến mức cho phép. Các loại vi khuẩn được khử trùng bằng dung dịch Cloramin qua hệ thống bơm định lượng chính xác hóa chất đủ để loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh trong nước trước khi thải ra môi trường, đặc biệt là Coliform có trong nước thải.
Bể khử trùng được tính toán với thời gian lưu nước trong bể là 30 phút, trong bể xây thêm hai tường ngăn để tạo đường đi dạng zich zac nhằm tăng hiệu quả của việc khử trùng.Nước thải sau khử trùng được bơm vào bồn lọc áp lực để loại bỏ cặn lơ lửng sau đó chảy về ao chứa.Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường QCVN 40:2011/BTNMT – cột A.
Nước thải sau xử lý của hệ thống XLNT tập trung KCN Tân Kim được xả vào nguồn tiếp nhận theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 205/GP-UBND ngày 25/09/2020 của UBND tỉnh Long An.
Green Star Việt Nam là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các dịch vụ xử lý nước thải, quý khách hàng có nhu cầu xử lý nước thải vui lòng liên hệ với Xử lý nước thải Green Star để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn
Bài Viết Liên Quan: