Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà

giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà

Tên chủ cơ sở “Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà”:

– Chủ cơ sở: Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà

– Địa chỉ văn phòng: ấp 2A, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

– Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Tược        Chức danh: Tổng Giám đốc

– Điện thoại: (0274) 3657106                      Fax: (0274) 3657110

– Email: phuochoarubber@phr.vn

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3700147532 đăng ký lần đầu ngày 03/03/2008 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 31/10/2018.

Tên cơ sở: Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà

– Địa điểm cơ sở:

Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa có địa chỉ tại ấp 2A, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Công ty được chứng nhận quyền sử dụng đất số BD 560687 ngày 22/2/2011. Các mặt tiếp giáp của dự án Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà như sau:

– Phía Bắc giáp với hồ nước tự nhiên.

– Phía Tây giáp hồ nước tự nhiên và nhà dân.

– Phía Nam giáp với đường nhựa, phòng quản lý chất lượng, điểm thu mua mủ và trụ sở văn phòng của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa.

– Phía Đông giáp với căn tin, nhà dân và hồ nước tự nhiên

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định số 843/QĐ-STNMT ngày 19/12/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường Nhà máy chế biến mủ cao su Bố Lá và Ly tâm Phước Hòa công suất 12.500 tấn sản phẩm/năm tại ấp 2A, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa.

+ Giấy xác nhận hoàn thành số 19/GXN-STNMT ngày 02/01/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường Nhà máy chế biến mủ cao su Bố Lá và Ly tâm Phước Hòa công suất 12.500 tấn sản phẩm/năm của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa.

+ Quyết định số 829/QĐ-PC07 ngày 12/8/2020 của Phòng cảnh sát PCCC & CNCH về việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (cho 18 đội viên thuộc Xí nghiệp cơ khí chế biến và xây dựng).

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 71/GP-UBND ngày 08/08/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 74.000133.T ngày 27/01/2014 Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà;

Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Dự án Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà có quy mô công suất sản xuất 12.500 tấn sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư là 813.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Tám trăm mười ba tỷ đồng). Dự án nhóm B căn cứ khoản 3, điều 9, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 thông qua ngày 13/6/2019

Xử lý nước thải

  • Bể tự hoại

Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở là phát sinh 11,3 m3/ngày.

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh trong nhà xưởng được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ các khu vệ sinh thoát xuống bể tự hoại và qua lần lượt các ngăn trong bể, các chất cặn lơ lửng dần dần lắng xuống đáy bể.

Thời gian lưu bùn trong bể dao động 3, 6, 12 tháng, cặn lắng sẽ bị phân hủy yếm khí trong ngăn yếm khí. Sau đó nước thải qua ngăn lắng và thoát ra ngoài theo ống dẫn. Lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ được thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu)

Nhà máy đã xây dựng 03 bể tự hoại với tổng thể tích 70m3, được phân bổ như sau: nhà máy Bố Lá 01 bể khu vực nhà xưởng và nhà máy Ly Tâm 02 bể tại nhà xưởng và văn phòng.

Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000 m3/ngày của dự án Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà

Thuyết minh:

Tiếp nhận và xử lý nước tại bể phân phối:

Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ tại khu tuyển theo theo hệ thống đường ống Ф 300 dài khoảng 1km chạy về bể gạn và bể trung chuyển tại khu vi sinh, sau đó bơm lên bể phân phối (T05).

Tại bể trung chuyển nước thải được kiểm tra PH định kỳ 3giờ /lần nếu PH<5.5.

     Xử lý nước thải tại cụm bể Anoxic (T08. T04A.B.C):

Nước thải được dẫn từ Bể phân phối T05 B theo đường ống dẫn đi vào cụm bể Anoxic và được kiểm soát bằng Van điều tiết Ф 90 để điều chỉnh lưu lượng cho phù hợp với vi sinh tại bể T08 (Anoxic) .

Tại bể T08 có các dòng bùn hổi lưu gồm bùn sinh học bể lắng (T09). bùn hổi lưu T07 và một dòng hồi lưu T04C nếu bùn vi sinh tại T08 khi kiểm tra bị thiếu (theo chu kỳ kiểm tra bùn sinh học công nhân vận hành sẽm tra theo định kỳ ngày 2 lần), nước thải sau khi qua bể T08 sẽ đi qua cụm bể T04 A.B.C; tại bể T04B sẽ được sục khí mục đích nhằm duy trì oxy cho bùn vi sinh, (mục đích khi nước thải đi qua cụm bể T08.

T04A.B.C theo qui trình Anoxic là để khử Nitrat). Nước thải sau khi đi vào Bể T04 A. B. C. tại T04C  bố trí 3 bơm chìm công suất 3.7 kw dùng để bơm bùn hiếu khí cấp cho Bể hiếu khí T05 A (tại bể T05A nếu chỉ tiêu NTổng còn cao sẽ tiếp tục chạy Anoxic lần 2 để khử Nitrat và tại Bể T 05A có một dòng bùn vi sinh được  1 máy 3.7 kw bơm bùn hồi lưu cấp cho ngăn số 9 của bể T07).

Đồng thời nước thải cũng đi qua Bể kỵ khí UASB nhằm làm giảm tải Bể T08. cũng như qua các Bể T05A và Bể hiếu khí T07, nhằm cân bằng dinh dưỡng trong các bể nâng cao hiệu suất xử lý COD và Ntổng  tại các Bể T05A và T07.

Trong quá trình vận hành bể hiếu khí thường kiểm tra DO tại các ngăn hiếu khí. định kỳ 3 lần trong ngày, sau kiểm tra sẽ có kế hoạch chạy máy nén khí cho phù hợp.

  Xử lý nước thải tại bể hiếu khí Acrotank Bể T07:(Bậc2):

Bể hiếu khí Acrotank T07 gồm 12 ngăn được quy ước là ngăn số từ 1 đến 12. nước thải theo qui trình từ Bể T 05A được cho vào ngăn số 1,2  (đồng thời tại 2 ngăn này cũng được bổ sung bùn vi sinh hiếu khí từ bể lắng nếu vi sinh bị thiếu).

Tại các ngăn hiếu khí T07 được sục khí bằng 6 máy nén khí luân phiên nhau, (tùy theo lưu lượng nước hàng ngày cũng như kết quả kiểm tra DO các ngăn mà nhân viên phụ trách nhà máy có kế hoạch chạy máy nén khí cho phù hợp quy trình) theo thứ tự sục khí sẽ được tăng dần từ ngăn số 1 đến ngăn số 12. DO các ngăn 1 đến 12 khoảng 0.5 – 4mg/l và pH: 6.0 – 7.8.

Bùn hiếu khí sẽ dích dắc qua các ngăn sau đó tới ngăn số 11, 12 và theo đường ống đi ra bể lắng.

Trong quá trình vận hành bể cần theo dõi khối lượng bùn vi sinh trong bể bằng cách lấy cốc đo lường ( theo hướng dẫn lấy mẫu bùn hiếu khí) để có điều tiết lượng bùn vi sinh cho phù hợp quy trình thông thường 400mg/l đến 800mg/l. nếu bùn dưới 400 mg/l thì bổ sung bùn hoặc men vi sinh để tăng lượng bùn vi sinh trong các bể, hoặc bùn lớn khoảng từ 700 mg/l trở lên thì bơm bùn ra ép bùn để làm phân bón vi sinh hoặc bơm ra hồ chứa bùn dư.

Để đảm bảo tuổi thọ và năng suất máy nén khí trong quá trình vận hành thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy và chạy luân phiên 3 giờ đội máy /lần (ghi kiểm soát giờ hoạt động của máy trong sổ vận hành).

Để giảm tác hại của khí thải phát sinh trong quá trình sấy mủ tới môi trường xung quanh và những công nhân lao động trực tiếp tại Nhà máy. Công ty chọn phương án đốt lò như sau:

  • Sử dụng nhiên liệu sạch khí gas LPG.
  • Toàn bộ nhiệt sinh ra trong quá trình đốt, Công ty sử dụng 2 quạt thổi công suất 55KW để thổi nhiệt đi khắp buồng sấy mủ.

Khí thải từ lò sấy được dùng quạt hút công suất 7,5 KW để hút khí cho thoát ra môi trường qua ống thải có đường kính D = 400mm, cao khoảng 14m

  • Tách và thu hồi khí amoniac trong quá trình sản xuất dự án Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà

Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống thu hồi NH3 từ mủ Latex

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Mủ Skim được dẫn trong máng (máng inox có nắp đậy kín khít không cho khí NH3 thoát ra ngoài) vào hồ chứa mủ skim. Ngoài ra khí NH3 thu từ máng dẫn mủ latex (bằng khí áp lực trong nhà máy chế biến) cũng dẫn tập trung về hồ chứa mủ Skim. Hồ chứa mủ Skim được thiết kế đậy kín và lắp đặt máy quậy, quạt hút (máy quậy có tác dụng chính: Tạo sự đồng đều cao su còn lại và chất phi cao su trong mủ skim; sục khí NH3 trong mủ Skim bay hơi (tách khí NH3 ra khỏi mủ skim)).

Khí NH3 dưới bồn chứa mủ Skim được quạt hút hút đưa lên bồn chứa khí NH3 (bồn ổn áp) sau đó được dẫn vào hòa tan trong bồn nước (bồn hòa tan) sau đó dung dịch NH3 tự chảy xuống bồn chứa. Để đạt hiệu quả hấp thụ khí NH3 trong nước cao nhất thì dung dịch NH3 từ bồn chứa được bơm tuần hoàn về bồn hòa tan. Cuối cùng dung dịch NH3 được bơm về bồn chứa chờ cấp cho xe vận chuyển mủ.

Lượng NH3 trong mủ Skim trên máng inox trước khi chảy vào hồ chứa mủ Skim trung bình là 0,45 – 0,5% sau khi lượng NH3 được hút dẫn qua bồn ổn áp và bồn hòa tan thì lượng NH3 trong mủ Skim đã giảm xuống chỉ còn 0,35%.

Ngoài quá trình thu hồi lượng NH3 bằng phương pháp trên thì trong quá trình sản xuất để giảm chi phí (giảm lượng H2SO4 sử dụng đánh đông) thì mủ Skim sau thu hồi NH3 được cho qua tháp khử NH3. Tác dụng của tháp khử tạo hệ thống dòng chảy ziczac đồng thời dùng quạt đẩy để đẩy bớt lượng NH3 bay ra ngoài môi trường. Sau khi mủ Skim qua tháp khử NH3 thì lượng NH3 giảm xuống chỉ còn 0,14 – 0,17%.

Quá trình thu hồi lượng NH3 trong mủ latex nhằm mục đích giảm lượng NH3 phát thải ra môi trường đồng thời giảm lượng H2SO4 trong quá trình đánh đông mủ Skim, giảm chi phí xử lý nước thải công nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường.

Giấy phép môi trường cao su Phước Hoà

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

Giấy phép môi trường cao su
Giấy phép môi trường cao su
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời