Mục lục bài viết
Giấy phép môi trường mỏ đá Bình Dương
TÊN CHỦ CƠ SỞ:
– Tên: Công ty TNHH đá xây dựng Bình Dương – Giấy phép môi trường mỏ đá
– Địa chỉ văn phòng: ấp 3, xã Thường Tân, Bắc Tân Uyên, Bình Dương.
– Người đại diện: Võ Minh Đức Chức vụ: Giám đốc điều hành.
– Điện thoại: 028 38352 356
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3700278542 đăng ký lần đầu ngày 21/10/1999, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 17/02/2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.
TÊN CƠ SỞ:
– Tên cơ sở: Dự án khai thác chế biến đá xây dựng – Giấy phép môi trường mỏ đá.
– Địa điểm cơ sở: xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
– Văn bản thẩm định thiết kế: số 336/SCT-KTAT&MTCN của sở Công Thương về đóng góp ý kiến cho thiết kế cơ sở dự án khai thác chế biến đá xây dựng ấp 2, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.
– Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phục hồi môi trường số 3533/QĐ-UBND ngày 11/11/2010 do UBND tỉnh Bình Dương cấp; diện tích 10 ha, công suất 350.000m3/năm. – Giấy phép môi trường mỏ đá Bình Dương
– Quy mô của dự án Giấy phép môi trường mỏ đá Bình Dương ( phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): nhóm C.
– Các văn bản pháp lý khác liên quan đến cơ sở:
+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 234/GP.UBND ngày 03/12/2015 UBND tỉnh Bình Dương cấp. Diện tích: 10ha; trữ lượng khai thác: 4.759.895 m3 nguyên khối; công suất 350.000 m3 đá nguyên khối/năm.
+ Hợp đồng thuê đất số 3583/HĐ.TĐ ngày 29/10/2013 đến 13/12/2015; Quyết định thuê đất số 1483/QĐ-UBND ngày 19/06/2013; Quyết định gia hạn thời hạn thuê đất số 2914/QĐ-UBND ngày 04/08/2017 gia hạn thời hạn thuê đất đến ngày 03/12/2027.
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại số QLCTNH 74002563T do Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương cấp lần 1 ngày 29/04/2014.
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 65/GP-UBND ngày 09/07/2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp
Công nghệ sản xuất của dự án “Giấy phép môi trường mỏ đá”:
Hoạt động sản xuất của Khu mỏ gồm khai thác và chế biến đá. Với quy trình công nghệ sản xuất như sau:
1/ Qui trình, công nghệ khai thác đá xây dựng.
Công nghệ sử dụng các thiết bị đơn giản, tuần tự khai thác như sau:
– Bóc đất phủ: Máy xúc thủy lực gầu ngược trực tiếp xúc đất phủ lên ô tô vận chuyển. Chuyển đất phủ gia cố đường vận chuyển, đất còn lại đến khu vực thải tạm.
– Bóc tầng đá bán phong hóa: phá đá phong hóa bằng khoan nổ mìn lỗ khoan con.
– Khai thác đá gốc: Đá khai thác được làm tơi sơ bộ trước khi xúc bốc bằng phương pháp khoan nổ mìn. Các chỉ tiêu mạng nổ được tính toán riêng cho từng đợt nổ. Công tác khoan nổ mìn ở mỏ bao gồm:
+ Khoan nổ mìn trong quá trình khai thác sử dụng máy khoan thủy lực lắp cần 105mm.
+ Khoan nổ mìn làm đường, phá mô chân tầng sử dụng máy khoan BMK5 lắp cần 36-42mm.
Phá đá quá cỡ: Sau khi nổ mìn phá có nếu kích thước đá lớn được sử dụng phương pháp nổ mìn với lỗ khoan con, sử dụng kíp điện tức thời và dùng búa đập phá đá quá cỡ. Việc phá đá quá cỡ sẽ dung bứa trọng lực 2,8 tấn lắp đặt trên máy xúc thủy lực gàu ngược, công suất 40m3/giờ, tương đương 200 m3/ca

Công trình thu gom nước thải sản xuất
Hoạt động khai thác của Khu mỏ không sử dụng nước. Tuy nhiên, vẫn phát sinh nước thải do khai thác lộ thiên, chịu ảnh hưởng của nước mưa rơi trực tiếp và nước dưới đất thấm rỉ chảy vào moong khai thác, dòng nước sẽ cuốn trôi đất, bụi đá làm cho nguồn nước ô nhiễm. Để thu gom lượng nước này Công ty đã tạo hố thu gom dưới đáy moong có độ sâu thấp hơn xung quanh moong khoảng 10m. Sau khi nước tập trung về hố thu nước sẽ được bơm theo ống dẫn lên mương dẫn nước, sau đó chảy về hồ lắng để được xử lý.
Công trình thu gom nước thải gồm 1 hố thu nước, ống dẫn nước và mương dẫn nước. Thông số kỹ thuật cơ bản của các công trình thu gom như sau:
- Hố thu gom:
+ Vị trí: nằm ở 1 góc đáy moong, có vị trí không cố định, sẽ dịch chuyển theo hướng tiến của mỏ và độ sâu khai thác.
+ Kết cấu: bằng nền đá tự nhiên, được đào thấp hơn địa hình xung quanh.
+ Kích thước: 50m x20m x 10m, dung tích 10.000m3.
+ Thời gian lắng: Với lưu lượng xả thải lớn nhất 400m3/ngày và dung tích chứa của hồ khoảng 10.000m3, thời gian lắng trong hồ khoảng 25 ngày.
- b. Ống dẫn nước:
+ Vị trí: Ống dẫn nước được đặt dọc theo chiều cao của moong khai thác, giúp dẫn nước bơm từ hố thu nước dưới đáy moong lên mương dẫn nước phía trên mặt khu mỏ.
+ Kết cấu, kích thước: sử dụng vật liệu thép cuộn có đường kính f = 110mm, chiều dài ống dẫn nước 50m (phụ thuộc vào độ sâu moong).
- Mương dẫn nước
+ Vị trí: nằm dọc theo ranh giới phía nam và phía tây khu mỏ, giúp dẫn nước về hồ dẫn để xử lý.
+ Kết cấu, kích thước: mương đất hở; dài 850m, rộng 1m, sâu 0,5m
Công trình thoát nước thải
- Công trình thoát nước thải sinh hoạt
Nước sau xử lý tại bể tự hoại 3 ngăn cải tiến Bastaf được chảy thoát trực tiếp ra đường mương thoát nước của khu vực.
- Công trình thoát nước thải sản xuất
Công trình thoát nước thải moong được thiết kế đơn giản chỉ gồm ống cống và mương thoát nước tự nhiên.
– Cống thoát nước: nằm về phía bắc khu mỏ, công trình nối liền hồ lắng và mương thoát nước tự nhiên của khu vực, vị trí tọa độ cống: X:1220827 (m) – Y:707498 (m). Cống tròn bằng beton cốt thép; đường kính Փ1m; chiều dài đường cống 4m.
– Mương thoát nước: là mương đất hở, đây cũng chính là mương nước tiếp nhận nước mưa của khu mỏ. Mương nối liền từ cống thoát ra Rạch Xếp dài 1,7km, rộng 2-3m, sâu 2m.
Xử lý nước thải:
Công trình xử lý nước thải sinh hoạt
Với khối lượng nước thải sinh hoạt thực tế hiện nay khoảng 1m3/ngày, lượng nước thải này phát sinh tại 2 địa điểm khác nhau gồm tại văn phòng mỏ phát sinh khoảng 0,5m3/ngày và tại khu vực khai thác khoảng 0,5m3/ngày của dự án Giấy phép môi trường mỏ đá Bình Dương.
Khối lượng nước thải phát sinh ít. Vì vậy Công ty đã sử dụng bể tự hoại cải tiến bastaf để xử lý nước thải sinh hoạt. Nước sau xử lý chạy vào đường thoát nước của khu vực. Sơ đồ công nghệ quy trình vận hành như sau:
Thuyết minh công nghệ:
Bastaf là bể phản ứng kỵ khí với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí với công nghệ xử lý như sau:
Bể tự hoại cải tiến Bastaf thường được xây dựng với các ngăn tách biệt, nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò ngăn lắng, lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong lòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong bùn hình thành trong đáy bể ở điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời, cho phép tách riêng 2 pha ( lên men acid và lên men kiềm).
Bastaf cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý giảm. Các ngăn cuối cùng là lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt lớp vật liệu lọc, và ngăn căn lơ lửng trôi ra theo đường ống ra nguồn tiếp nhận. Lượng bùn thải sẽ được Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và đưa đi xử lý 6 -12 tháng/lần.
Tiêu chuẩn đạt được: Sử dụng bể Bastaf để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định (Hiệu suất xử lý trung bình theo hàm lượng cặn lơ lửng SS, nhu cầu oxy hóa học COD, nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 từ 70-75%). So với các bể tự hoại thông thường trong điều diện làm việc tốt, Bastaf có hiệu suất xử lý cao hơn gấp 2-3 lần. Ưu điểm của công nghệ, thiết bị :
+ Bể Bastaf có cơ chế vận hành đơn giản, hiệu suất xử lý cao và ổn định.
+ Chi phí đầu tư xây dựng thấp. Không tốn phí vận hành, do không sử dụng điện năng, hóa chất,…
+ Lĩnh vực áp dụng rộng
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Để giảm thiểu ô nhiểm do bụi, khí thải Công ty đã thực hiện các công trình, biện pháp như sau:
a/ Công trình, biện pháp xử lý bụi tại khu vực khai thác – Giấy phép môi trường mỏ đá Bình Dương
– Tưới nước giảm bụi đường nội bộ, khi khoan nỗ mìn, bốc dỡ đá. Sử dụng xe bồn có dung tích 5m3 tưới chủ yếu vào ngày nắng với tần suất 4 lần/ngày, thời gian tưới: Sáng từ 7h-10h, chiều từ 13h-16h.
– Công ty đã trồng cây xanh quanh khu vực mỏ để giảm thiệu bụi phát tán ra khu vực xung quanh. Trồng cây Keo lá tràm và cây có tán, trồng thành 2 hàng, hàng cách hàng 1m, cây cách cây 1m. Chu vi trồng 1335m, diện tích trồng 2.670 m2, tỷ lệ trồng dặm hàng năm 30%.
– Công tác khoan lỗ mìn như: sử dụng máy khoan Tamrock làm giảm thiểu lượng bụi phát sinh ra môi trường. sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai kết hợp thuốc nổ có tác dụng tích cực đến môi trường như Anfo, nhũ tương nên hạn chế được lượng bụi và khí thải vào môi trường không khí.
- Khu vực chế biến đá – Giấy phép môi trường mỏ đá Bình Dương
Trong quá trình xay nghiền đá ra kích thước nhỏ, bụi sẽ phát sinh tại các hàm đập, hàm nghiền, đầu băng tải. Đặc điểm của bụi đá là nặng, khô nhưng thấm ướt tốt, vì vậy Công ty sử dụng biện pháp:
- Phun nước tại các vị trí phát sinh bụi như hàm đập, nghiền côn, đầu băng tải. Hiện tại đã lắp đặt 02 hệ thống phun sương tại các máy nghiền sàng, vị trí bét phun tại mỗi cần ra đá sản phẩm.
Trồng cây xung quanh khu vực sân công nghiệp để ngăn bụi phát tán từ khu chế biến, bãi đá thành phẩm ra xung quanh và làm mát không khí trong khu vực. Trồng cây Keo lá tràm và cây có tán, trồng thành 1 hàng, cây cách cây 1-5m. Chu vi trồng khoảng 500m, tỷ lệ trồng dặm hàng năm 30%.
Tải file Giấy phép môi trường mỏ đá Bình Dương
Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

Bài Viết Liên Quan: