Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải

hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải

Đào tạo vận hành và chuyển giao công nghệ

KIỂM TRA LƯỢNG HÓA CHẤT SỬ DỤNG.

Lượng hóa chất pha chế trong bồn phải đảm bảo cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động ít nhất trong vòng một ngày.

KIỂM TRA THIẾT BỊ.

Trước khi bật máy cũng như sau khi máy đã hoạt động cần kiểm tra tình trạng của tất cả các thiết bị tronghệ thống xử lý nước thải Sau khi hệ thống xử lý nước thải hoạt động liên tục, ổn định cần kiểm tra lại tình trạng của các thiết bị, máy móc sau mỗi ngày. Chú ý những hiện tượng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chúng.

KIỂM TRA ĐIỆN

Kiểm tra về điện áp: Đáp (380V), đủ pha (3 pha), dòng định mức cung cấp(5A). Nếu không đủ điều kiện vận hành: mất pha, thiếu hoặc dư áp, dòng thiếu hoặc dòng cao hơn mức cho phép thì không nên hoạt động hệ thống vì lúc này các thiết bị sẽ dễ xảy ra sự cố.

Kiểm tra trạng thái làm việc của các công tắc, cầu dao. Tất cả các thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng làm việc.

Các ký hiệu bên trong tủ điện điều khiển:

ON, OFF – Đóng mở nguồn cấp cho tủ điện điều khiển

AUTO, MAN – Chế độ điều khiển tự động và bằng tay Đèn của máy nào trên tủ điện sáng thì máy đó đang hoạt động. Hệ thống xử lý nước thải được điều khiển ở 02 chế độ:

Chế độ tự động – Hoạt động theo chế độ điều khiển tự động bằng hệ thống cảm biến mực nước và hệ thống hiển thị số liệu PLC và Scada tại máy tính và màn hình điều khiển trung tâm.

Chế độ điều khiển bằng tay – Hoạt động theo sự điều khiển của công nhân vận hành tại tủ động lực và tủ điều khiển khu vực lắp đặt thiết bị.

Khi tủ điện có còi báo sự cố vang lên, người vận hành lập tức tới tủ điện ngắt điện toàn hệ thống (CB tổng). Kiểm tra máy nào có sự cố và kịp thời sửa chữa.

Để nắm vững quy trình vận hành hệ thống tự động hoá trạm xử lý nước thải đề nghị các anh/chị xem chi tiết “Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống tự động hoá kèm theo”

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải
Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải

Quy trình vận hành

Kỹ thuật vận hành – các thông số cần kiểm soát

a. Kiểm soát chất lượng nước thải vào

Khi lưu lượng và chất lượng nước thải tiếp nhận thay đổi, thì môi trường của bể Khử Nitrat, bể Nitrat hoá và bể lắng thay đổi theo. Nếu quá trình bùn hoạt tính bể Nitrat hoá được thiết lập tốt, BOD và SS sau khi xử lý phải nhỏ hơn 20mg/ l. Nếu lưu lượng vào hoặc nồng độ chất ô nhiễm trong dòng vào tăng đáng kể (quá 10%), cần phải điều chỉnh các thông số vận hành.

Lưu lượng: Kiểm tra lưu lượng nước thải là cần thiết cho sự duy trì hoạt động ổn định của hệ thống. Lưu lượng cùng với nồng độ BOD, COD xác định tải trọng của bể Nitrat hoá.

BOD, COD: Kiểm tra nồng độ BOD/COD để kiểm soát các quá trình trong bể. Tỉ số BOD/COD cho biết tỉ lệ các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học có trong nước thải. BOD là thông số thể hiện lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá bằng vi sinh vật. Chỉ số COD thể hiện toàn bộ chất hữu cơ bị oxy hóa thuần tuý bằng tác nhân hóa học. Tỷ số BOD/COD dùng kiểm soát nồng độ chất hữu cơ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

Các chất dinh dưỡng: Nitơ, phospho là hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của vi sinh vật.

Nitơ và phospho cần có số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các vi sinh vật. Tỷ lệ BOD : N : P trong bể cân bằng cần duy trì 100 : 5 : 1 là đáp ứng tương đối đủ cho nhu cầu phát triển của các vi sinh vật.

pH : Quá trình xử lý sinh học hiếu khí hoạt động tốt ở pH = 6.5 -8.5. Nếu pH thay đổi thì cần phải bổ sung axit/xút để đưa pH của bể về môi trường thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.

Nhiệt độ : Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí thực chất là quá trình oxy hóa chất hữu cơ bởi các vi sinh vật. Do đó yêu cầu kiểm tra nhiệt độ của nước tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển để nâng cao hiệu quả xử lý của bể. Điều kiện tốt nhất là duy trì nhiệt độ của dòng nước thải trong khoảng 25 – 35oC (đây là khoảng nhiệt độ bình thường tại Việt Nam).

b.Kiểm soát bể Khử Nitrat

Do tỷ lệ BOD:N:P Bị chênh lệch quá nhiều nên cần phải bổ sung Chất hữu cơ (Mật rỉ đường, Đường cát, Cồn công nghiệp) để vi sinh có thể xử lý Nitơ (cụ thể là quá trình khử Nitrate).

Độ kiềm và pH cần được duy trì, sử dụng NaHCO3 duy trì độ kiềm trong nước thải sao cho pH đầu ra bể Khử Nitrat từ 7.5 – 8.

c.Kiểm soát bể Nitrat hoá.

pH: Giá trị pH của nước thải ảnh hưởng đến quá trình hóa sinh của vi sinh vật, quá trình tạo bùn và lắng. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí hoạt động tốt với giá trị pH trong khoảng 6.5 – 8.5. Trong bể xử lý sinh học, do có các hoạt động phân hủy của các sinh vật và quá trình giải phóng CO2 nên pH của các bể luôn thay đổi. Giá trị pH thay đổi theo chiều hướng tăng là do: quá trình biến đổi các axit thành khí CO2.

Bảng khoảng giá trị pH

STT Khoảng giá trị pH

Đánh Giá

1 pH = 6.5-8.5 Khoảng pH tối ưu nhất cho vi sinh hoạt động
2 pH < 6.5 Phát triển chủng vi sinh dạng nấm

Ức chế quá trình phân huỷ chất hữu cơ

3 pH >8.5 Ức chế quá trình phân huỷ chất hữu cơ

 

Tải trọng hợp chất hữu cơ COD, BOD: Tải trọng hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xử lý sinh học hiếu khí.

Do đó cần có sự kiểm soát BOD, COD để giữ cho tải trọng bể ổn định và đạt hiệu suất tối ưu.

Sự quá tải dẫn đến:

Giảm hiệu suất quá trình.

Tăng hàm lượng BOD, COD của nước sau khi xử lý.

Trương bùn.

Nồng độ oxy hòa tan – DO: Nồng độ oxy hòa tan tối ưu là từ 3.0 – 5.0 mg/l. Nhu cầu oxy tùy thuộc vào tải trọng hữu cơ (BOD; COD) và nồng độ bùn (MLSS) trong bể phản ứng. Nồng độ oxy hòa tan nên được đo thường xuyên và tại nhiều vị trí khác nhau trong bể Nitrat hoá.

Sự thiếu oxy trong bể phản ứng dẫn đến :

Giảm hiệu suất xử lý và chất lượng nước sau xử lý.

Giảm khả năng lắng, tăng số lượng vi khuẩn dạng sợi.

Ức chế quá trình oxy hóa .

Nồng độ oxy cao dẫn đến :

Phá vỡ bông bùn

Giảm khả năng lắng, nước sau xử lý bị đục

Tải toàn bộ file hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải tại đây

Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời