Tính toán khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải
Hôm nay Môi Trường Green Star xin giới thiệu với các bạn cách tính toán Khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải chính xác nhất.
Ví dụ; Tính toán Khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải của Khu công nghiệp BW Supply Chain City. Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại Giấy phép môi trường Khu Công Nghiệp BW .
Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải
Toàn bộ nước thải phát sinh từ KCN được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A thoát ra Kênh thoát nước của Khu liên hợp, sau đó chảy vào Suối Giữa và cuối cùng ra sông Sài Gòn.
Theo kết quả quan trắc nước thải của KCN năm 2021 và quý 1, quý 2/2022, nồng độ nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải được trình bày trong bảng sau:
Nồng độ nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải của dự án
Stt | Chỉ tiêu/ đơn vị | Kết quả (trung bình năm 2021 và Quý 1, Quý 2 năm 2022) |
QCVN 40:2011/ BTNMT (A) |
1 | COD (mg O2/L) | 22 | 75 |
2 | BOD5 (mgO2/L) | 10 | 30 |
3 | NH3-N (mg/L) | 0,21 | 5 |
4 | SS(mg/L) | 11 | 50 |
5 | Tổng N (mg/L) | 12,8 | 20 |
6 | Tổng P (mg/L) | 1,23 | 4 |
Ghi chú:
QCVN 40:2011/BTNMT (A) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Nước thải công nghiệp
Đánh giá khả năng tiếp nhận của sông Sài Gòn được thực hiện theo phụ lục 1 – thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:
– Vị trí xả thải đề xuất không nằm trên hoặc ngay gần thượng lưu khu vực bảo hộ vệ sinh.
– Vị trí xả thải đề xuất không nằm trong khu vực bảo tồn.
– Sông Sài Gòn có chất lượng nước tốt, không xảy ra hiện tượng nước đen và bốc mùi hôi thối.
– Sông Sài Gòn tại khu vực xả thải hiện nay không xảy ra hiện tượng các sinh vật thủy sinh bị đe dọa sự sống hoặc xảy ra hiện tượng cá, thủy sinh vật chết hàng loạt. – Sông Sài Gòn chưa từng xảy ra hiện tượng tảo nở hoa.
– Khu vực chưa từng có báo cáo, số liệu liên quan đến vấn đề bệnh tật cộng đồng do tiếp xúc với nguồn nước mặt gây ra.
Quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận được thực hiện theo phụ lục 1 – thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thông số cụ thể và đánh giá chi tiết sẽ được tính toán như sau:
– Các thông số được đánh giá về khả năng tiếp nhận nước thải của sông Sài Gòn bao gồm: COD, BOD5, SS, tổng N, tổng P
– Giả thiết rằng các chất ô nhiễm sau khi đi vào nguồn nước tiếp nhận sẽ không tham gia vào các quá trình biến đổi chất trong nguồn nước như: + Lắng đọng, tích lũy, giải phóng các chất ô nhiễm
+ Tích đọng các chất ô nhiễm trong thực vật, động vật thủy sinh
+ Tương tác vật lý, hóa học và sinh học của các chất ô nhiễm trong nguồn nước.
+ Sự bay hơi của các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước.
Nồng độ chất ô nhiễm trong nguồn tiếp nhận
Nguồn nước tiếp nhận sông Sài Gòn theo kết quả từ chương trình quan trắc tỉnh tháng 5/2022 như sau:
Chất lượng nước mặt sông Sài Gòn
Stt | Chỉ tiêu/ đơn vị | Kết quả | QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A2) |
1 | Nhiệt độ | 29,3 | – |
2 | pH | 6,6 | 6-8,5 |
3 | DO | 3,6 | ≥5 |
4 | NO3-N | < 0,16 | 5 |
5 | NO2-N | 0,016 | 0,05 |
6 | NH3-N | 0,19 | 0,3 |
7 | SS | 9 | 30 |
8 | COD | 12 | 15 |
9 | BOD5 | 5 | 6 |
10 | Coliform | 2.300 | 5.000 |
11 | Cl- | 8,6 | 350 |
12 | Fe | 0,66 | 1 |
13 | PO4 | 0,06 | 0,2 |
Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
Ltđ = Qs * Cqc * 86,4 (1)
Trong đó: Ltđ: tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận (kg/ngày)
Cqc: giá trị nồng độ giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A2) (mg/l)
Qs: lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất tại đoạn sông cần đánh giá (m3/s)
Qt: lưu lượng nước thải lớn nhất (m3/s) 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang (kg/ngày).
Các thông số tính toán tải lượng
STT | Thông số | Nguồn thải | Sông Sài Gòn |
1 | Qs (m3/s) | – | 12,7 |
2 | Qt (m3/s) | 0,012 | – |
Kết quả tính toán như sau:
Tải lượng ô nhiễm tối đa sông Sài Gòn có thể tiếp nhận
STT | Chỉ tiêu | Giá trị Cqc | Ltđ |
1 | COD (mgO2/L) | 15 | 16.459 |
2 | BOD5 (mgO2/L) | 6 | 6.584 |
3 | NH3-N (mg/L) | 0,3 | 329 |
4 | Tổng N (mg/L) | – | – |
5 | Tổng P (mg/L) | – | – |
6 | SS | 30 | 32.918 |
Tính toán tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận
Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
Lnn = Qs * Cnn * 86,4
Trong đó: Lnn : tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận (kg/ngày)
Qs : lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất tại đoạn sông, suối cần đánh giá
Cnn : nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước trước khi tiếp nhận nước thải (mg/l)
86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang (kg/ngày).
Tải lượng ô nhiễm có sẵn trên sông Sài Gòn
STT | Chỉ tiêu | Nồng độ lớn nhất (Cnn) |
Ln |
1 | COD (mgO2/L) | 12 | 13.167 |
2 | BOD5 (mgO2/L) | 5 | 5.486 |
3 | NH3-N (mg/L) | 0,19 | 208 |
4 | Tổng N (mg/L) | – | – |
5 | Tổng P (mg/L) | – | – |
6 | SS | 9 | 9.876 |
Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận\
Lt = Qt* Ct* 86,4
Trong đó:
Lt (kg/ngày) là tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải;
Qt (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất
Ct (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải.
Tải lượng ô nhiễm trong nước thải đưa vào sông Sài Gòn
STT | Chỉ tiêu | Nồng độ (Ct) | Lt |
1 | COD (mgO2/L) | 22 | 4,75 |
2 | BOD5 (mgO2/L) | 10 | 2,16 |
3 | NH3-N (mg/L) | 0,21 | 0,05 |
4 | Tổng N (mg/L) | 12,8 | 2,76 |
5 | Tổng P (mg/L) | 1,23 | 0,266 |
6 | SS | 11 | 2,38 |
Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải
Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính theo công thức:
Ltn = (Ltđ – Lnn – Ltt) * Fs + NPtđ
Trong đó: Lt (kg/ngày): tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải
Fs: là hệ số an toàn (0,7 < Fs < 0,9), chọn 0,8
NPtđ (kg/ngày): tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông. Giá trị NPtđ phụ thuộc vào từng chất ô nhiễm và có thể chọn giá trị bằng 0 đối với chất ô nhiễm có phản ứng làm giảm chất ô nhiễm này.
Nếu giá trị Ltn lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm. Ngược lại, nếu giá trị Ltn nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 0 có nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.
Tính toán khả năng tiếp nhận sông Sài Gòn
Chỉ tiêu/đơn vị | Ltđ | Ln | Lt | Ltn |
COD (mgO2/L) | 16.459 | 13.167 | 4,75 | 2.629,67 |
BOD5 (mgO2/L) | 6.584 | 5.486 | 2,16 | 876,10 |
NH3-N (mg/L) | 329 | 208 | 0,05 | 96,52 |
Tổng N (mg/L) | – | – | 2,76 | – |
Tổng P (mg/L) | – | – | 0,266 | – |
SS | 32.918 | 9.876 | 2,38 | 18.432,40 |
Nhận xét:
Như vậy, với chất lượng nước mặt sông Sài Gòn vẫn còn khả năng tiếp nhận các chỉ tiêu COD, BOD, SS. Ngoài ra, lưu lượng xả thải của hệ thống xử lý nước thải của dự án nhỏ hơn rất nhiều so với lưu lượng sông Sài Gòn. Như vậy, có thể đánh giá việc xả nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải của dự án vào nguồn nước sông Sài Gòn ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng nước sông Sài Gòn.
Bài Viết Liên Quan: