Xử lý kim loại nặng trong nước nhanh nhất
Kim loại nặng độc hại còn gọi là heavy metal. Nếu kim loại nặng được hấp thụ vào cơ thể con người hay các loại động vật khác sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới súc khỏe của vật chủ. Nếu diễn biến trong thời gian dài sẽ gây ngộ độc kim loại nặng, hoặc dẫn tới tử vong.
Kim loại nặng được định nghĩa là kim loại có khối lượng nguyên tử, khối lượng riêng hoặc số hiệu nguyên tử lớn
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lơn hơn 5g/cm3, có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng.
Kim loại nặng được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…).
Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng không gây hại cho người hay sinh vật tiếp xúc. Nhưng nếu chúng tồn tại ở dạng ion thì được xem là cực kỳ độc hại, có thể gây nhiều vấn đề nguy hiểm cho sinh mạng.
Những kim loại nặng trong nước thường gặp là sắt, magan, asen, chì, crom, cadimi, thủy ngân, kẽm, đồng, molybden.
Nguyên nhân nguồn nước ô nhiễm kim loại nặng
Nguyên nhân chính khiến nước ô nhiễm kim loại nặng là do nước thải công nghiệp có chứa rất nhiều các kim loại nặng từ các nhà máy hay các khu công nghiệp chưa qua xử lý, hoặc xử lý không đạt yêu cầu đã thải thẳng ra ngoài môi trường. Khi nước mặt bị ô nhiễm sẽ khiến các chất ô nhiễm thấm dần vào các mạch nước ngầm khiến cho nước sinh hoạt trở nên rất độc hại.
Ảnh hưởng của kim loại nặng đến con người
Khi sử dụng nước chứa hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe con người về lâu về dài. Nếu cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây tổn thương não, co rút các bó cơ, kim loại nặng có thể tiếp xúc với màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, dị dạng, quái thai của các thế hệ sau.
Một số kim loại nặng cũng là nguyên nhân của các căn bệnh ung thư: ung thư da, ung thư vòng họng, ung thư dạ dày…
Khi sử dụng nước nhiễm kim loại nặng sẽ làm mất đi các thành phần của nước, thay vào đó là nguồn nước chứa nhiều độc tố có hại gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể, việc hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn; kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển. Làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh…
+ Ngoài ra sử dụng nước nhiễm kim loại nặng còn làm kích ứng da, tích tụ về lâu dài sẽ gây viêm da, các bệnh về da…
Tìm hiểu, xử lý kim loại nặng trong nước
Các loại kim loại nặng độc hại trong nước thường thấy nhất
Nước ngầm, nước máy và tầng nước mặt thường ghi nhận sự có mặt của các kim loại nặng sau: Sắt – Fe, Mangan – Mn, Chì – Pb, Asen – As, Crom – Cr, Thủy ngân – Hg, Cadimi – Cd, Kẽm – Zn, Molypden – Mo, Đồng – Cu. Ngoài có trong mạch nước ngầm, một số kim loại trong số đó như Mo, kẽm thường là do nước thải không được xử lý đã xả trực tiếp ra môi trường.
Cách kiểm tra kim loại nặng trong nước chính xác nhất là gì?
Tùy từng trường hợp nhiễm kim loại nào mà nước có dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, không thể nhận biết tình trạng này thông qua nếm, nhìn, hay ngửi. Cách tốt nhất là thực hiện các xét nghiệm kim loại nặng hoặc dùng máy đo kim loại nặng trong nước.
Những giải pháp loại bỏ kim loại nặng hiệu quả
Xử lý kim loại nặng bằng vi sinh vật
Cách xử lý kim loại nặng trong nước thải, nước sinh hoạt bằng vi sinh vật đã được nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, cách thức này cần được thực hiện dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của các nhà nghiên cứu cùng những máy móc hiện đại. Tại gia đình, nếu muốn thực hiện bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia nhé.
Cách xử lý kim loại nặng bằng thiết bị chuyên dụng
Sử dụng các thiết bị lọc nước chuyên dụng là giải pháp hiệu quả nhất để làm sạch nước. Với cách này, bạn còn có thể loại bỏ các chất bẩn, các tạp chất còn tồn tại bên trong môi trường nước.
Với nước ăn uống, thường kim loại nặng sẽ được xử lý bằng màng lọc RO thẩm thấu ngược, hoặc dùng lọc bằng than hoạt tính.
Xử lý kim loại nặng bằng phương pháp hóa lý
Nước thải nhiễm kim loại nặng ở quy mô công nghiệp, thì không thể dùng các biện pháp như ở trên. mà cần sử dụng đến các loại hóa chất Như NaOH, PAC, Polymer anion để keo tụ tạo bông. và tách nó ra khỏi nước, sau đó cần thêm các bước khác để xử lý triệt để. Mời các bạn xem bài xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý để hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Xử lý nước nhiễm kim loại nặng bằng cách hấp phụ
Phương pháp hấp phụ sử dụng vật liệu có bề mặt xốp như: than hoạt tính, than bùn, các vật liệu polymer tổng hợp, oxit sắt… để hấp thụ các chất hoà tan.
Hiện có 2 phương pháp hấp phụ chính là: hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học. Ưu điểm của hấp phụ Cách thức thực hiện đơn giản, dễ dàng. Đồng thời giúp tái tạo chất hấp phụ, tối ưu chi phí cho người dùng.
Song, nhược điểm của phương pháp hấp phụ chính là chi phí xử lý khá cao, do giá thành của các vật liệu sử dụng cho quá trình này tương đối đắt đỏ. Phù hợp với nguồn nước có nồng độ kim loại ở mức thấp.
Cách thoải kim loại nặng ra khỏi cơ thể
Khi được xác nhận là nhiễm độc kim loại nặng, mọi người nên thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, hãy bổ sung các loại thực phẩm sau trong thực đơn để tăng tác dụng làm sạch cơ thể: Ngò, tỏi, quả việt quất, nước chanh tươi, cà chua, trà xanh, các loại men vi sinh.
Bài Viết Liên Quan: