Giấy phép môi trường sản xuất mủ cao su
Tên Chủ cơ sở:
Công ty TNHH Cao su Phúc Thành Vinh (Sau đây gọi tắt là “Giấy phép môi trường sản xuất mủ cao su”).
– Địa chỉ văn phòng: ấp Vườn Vũ, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
– Người đại diện theo pháp luật của Chủ cơ sở:
+ Họ và tên: Ông Nguyễn Thanh Tuấn Chức danh: Giám đốc
+ Sinh ngày: 30/03/1974 Quốc tịch: Việt Nam
+ CMND: 025950345; Ngày cấp: 20/10/2014; Nơi cấp: CA Tp. Hồ Chí Minh.
+ Địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện tại: số 433, đường Hoàng Sa, phường 8, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
– Số điện thoại: 0918151739
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3700424190 đăng ký lần đầu ngày 12/06/2002, chứng nhận thay đổi lần thứ 12 ngày 10/09/2019 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp
Tên Cơ sở
Giấy phép môi trường sản xuất mủ cao su, công suất 4.800 tấn/năm (Sau đây gọi tắt là “Cơ sở”).
Địa điểm Cơ sở
Cơ sở tọa lạc tại ấp Vườn Vũ, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Các vị trí tiếp giáp của Cơ sở như sau:
– Phía Bắc: giáp với đường giao thông nông thôn tiếp đến là đất trồng cao su.
– Phía Nam: giáp với đất trồng cao su;
– Phía Đông: giáp với đường đất tiếp đến là đất trồng su và nhà máy gạch;
– Phía Tây: giáp với khu nhà ở công nhân tiếp đến là đất trồng cao su
Quyết định số 1012/QĐ-STNMT ngày 22/08/2017 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Giấy phép môi trường sản xuất mủ cao su” nâng công suất nhà máy chế biến mủ cao su từ 3.500 tấn lên 7.200 tấn sản phẩm/năm
Quy mô của Cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
Dự án “Giấy phép môi trường sản xuất mủ cao su” thuộc điểm d (Công nghiệp), khoản 4, Điều 8 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 và có tổng vốn đầu tư là 120.000.000.000 VNĐ (Một trăm hai mươi tỷ đồng) nên theo tiêu chí phân loại của Cơ sở ở khoản 3, Điều 9: Suy ra, Cơ sở thuộc nhóm B theo Luật Đầu tư công.
Xử lý nước thải
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại có 03 ngăn có hình khối chữ nhật, là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Bể còn có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy. Bể có chức năng lắng và phân hủy cặn với hiệu suất xử lý 80 – 85%.
Tại đây chất rắn được giữ lại trong bể 90%, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Sau khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải khoảng 20 – 30%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn. Lượng bùn sau thời gian lưu trong bể sẽ được Đơn vị hút hầm cầu đến hút và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định
Công trình xử lý nước thải Tổng lưu lượng nước thải phát sinh lớn nhất tại Cơ sở là 190 m3/ngđ. Chủ cơ sở đã xây dựng Hệ thống xử lý nước thải công suất 750 m3/ngày.đêm
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
– Chất thải rắn sinh hoạt → thu gom, phân loại → tập kết tại khu vực chứa rác sinh hoạt có diện tích 10 m2 → Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý (Chủ cơ sở ký hợp đồng với Xí nghiệp công trình công cộng huyện Bắc Tân Uyên để thu gom và xử lý).
– Chủng loại và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt:
+ Chủng loại: bao gồm chất thải như: thực phẩm thức ăn dư thừa, bao/hộp đựng đồ ăn, thức uống, vỏ lon, vỏ chai. + Khối lượng: khoảng 25 kg/ngày.
– Thiết bị lưu chứa: ở các khu vực văn phòng, nhà vệ sinh sẽ được đặt các thùng chứa rác bằng nhựa có nắp đậy 60 lít, cuối ngày sẽ được lao công chuyển về kho lưu chứa và chứa trong thùng rác bằng nhựa có nắp đậy có dung tích 120 lít (3 thùng). Định kỳ 02 lần/tuần, đơn vị thu gom sẽ đến vận chuyện rác để đem đi xử lý.
– Thiết kế, cấu tạo kho chứa: mái tôn, tường gạch, nền bê tông chống thấm, có gờ chống nước mưa tràn vào, có biển hiệu cảnh báo theo đúng quy định.
Công trình, biện pháp quản lý chất thải nguy hại
Quy trình thu gom và xử lý chất thải nguy hại của Cơ sở hiện tại chi tiết như sau: Chất thải nguy hại → thu gom, phân loại → tập kết tại khu vực chứa rác có diện tích 25 m2 → Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý (Chủ cơ sở ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương để thu gom và xử lý).
Biện pháp thu gom và quản lý Chất thải nguy hại được đề xuất chi tiết như sau:
– Chủ cơ sở thu gom và cho từng loại vào riêng từng thùng nhựa có thể tích 60 lít (12 thùng) để lưu chứa và với tần suất thu gom ít nhất là 03 tháng/lần.
– Chủ cơ sở đã thực hiện các biện pháp quản lý CTNH như sau:
+ Kê khai chất thải nguy hại theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các nội dung quản lý chất thải nguy hại.
+ Thu gom chất thải nguy hại vào các thùng chứa quy định, có dán nhãn và đặt tại khu vực riêng. Nhãn dán CTNH bao gồm các thông tin sau:
Tên chất thải nguy hại, mã CTNH theo danh mục CTNH.
Mô tả về nguy cơ do CTNH có thể gây ra (dễ cháy, dễ nổ, dễ bị oxi hóa,…). Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009 về “Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo”.
Tải Giấy phép môi trường sản xuất mủ cao su
Mật khẩu giải nén file giấy phép môi trường sản xuất mủ cao su: greenstarvn.com
Các bài viết cùng chủ đề.
Bể MBBR – Ứng dụng trong xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải 1000 m3
Trạm xử lý nước thải sinh hoạt 35000 m3
Xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt
Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý
Công nghệ xử lý nước thải y tế
Module xử lý nước thải Jokaso 40m3/ngày
Giấy phép môi trường kcn sóng thần 3
Giấy phép môi trường trạm xử lý nước thải
Bài Viết Liên Quan: