Giấy phép môi trường trại gà Emivest

giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường trại gà Emivest

Tên chủ dự án đầu tư:

Giấy phép môi trường trại gà Emivest

– Địa chỉ: Ấp Đồng Tâm, xã Tam lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

– Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

+ Ông: Nguyễn Công Hoan. Chức vụ: Chủ hộ kinh doanh.

+ Điện thoại: Fax:

+ Hộ khẩu thường trú: Tổ 6, ấp Đồng Tâm, xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 46D8023191 do UBND huyện Phú Giáo cấp lần đầu ngày 14/09/2016, cấp thay đổi lần thứ 2 ngày 23/03/2022.

Tên dự án Giấy phép môi trường trại gà Emivest đầu tư

– Tên dự án: Đầu tư xây dựng trại gà quy mô 14.488,9 m2/ 4 dãy chuồng trại và 40.000 con gà tương đương với 200 đơn vị vật nuôi

– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: thửa đất số 44, tờ bản đồ số 23, xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Giấy phép môi trường trại gà Emivest sau khi xây dựng được Chủ Dự án chăn nuôi theo hình thức nuôi gia công cho Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam (trong quá trình chăn nuôi Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc-xin đến hộ kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền nuôi gia công theo kết quả chăn nuôi của Hộ kinh doanh Nguyễn Công Hoan).

Quy trình chăn nuôi gà thịt tại Dự án được áp dụng theo mô hình chuồng lạnh và kín, đây là mô hình nuôi gà công nghiệp hiện đại nhất hiện nay, tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi và điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng như bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam. Gà con giống 01 ngày tuổi đạt khoảng 40g nhập về trại được Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam cung cấp.

Gà con giống đảm bảo được kiểm tra kỹ, tất cả đều khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch (do cơ quan thú y cấp). Thời gian nuôi gà thịt tại Dự án được chia làm 02 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.

Giai đoạn 01 được nuôi từ 01 – 21 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 134-150 g/con. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân.

Gà 01 ngày tuổi nhập về trại được thả trên nền bê tông có phủ đệm lót chuồng (trấu) dày 10 cm. Gà nhập về sẽ được úm từ 01- 15 ngày tuổi. Trong 3 ngày đầu trại nuôi sẽ được giữ ở nhiệt độ 33oC, sau đó giảm dần xuống 29oC và cuối cùng giảm xuống 26oC. Giai đoạn 02, gà thịt được nuôi từ 22 – 63 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 2,2 – 2,8 kg/con.

Đây là thời kỳ gà tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên gà sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này gà cần nhiều glucid, lipid hơn. Khi gà đủ ngày tuổi và trọng lượng sẽ được xem xét xuất chuồng. Trước khi xuất chuồng gà được kiểm tra kỹ để đảm bảo chỉ chuyển gà không bị ốm hoặc không trong thời gian ảnh hưởng của thuốc/vắc xin (đủ thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ).

Quy trình nhập, xuất gà: gà được nhập trại xen kẽ sao cho tổng số gà có mặt thường xuyên trong 04 dãy chuồng là 40.000 con nhưng các lứa tuổi gà theo từng đàn trong 02 dãy chuồng khác nhau. Trong quá trình nuôi dưỡng không thực hiện di chuyển gà và thay đổi chuồng nuôi.

Sau khi xuất bán (xuất chuồng) một số lượng gà trong một dãy chuồng thì sẽ tiến hành vệ sinh, sát trùng, tẩy uế khu vực chuồng trại và khu vực xung quanh, sau đó để trống chuồng 21 ngày rồi mới bổ sung chất đôn chuồng và nhập đàn gà mới vào chuồng để nuôi dưỡng

Xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt

Phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt của công nhân viên tại trại Giấy phép môi trường trại gà Emivest. Nhu cầu sử dụng nước là 1 m3/ngày thì lượng nước thải ra là 1 m3/ngày (tính bằng 100% nước cấp vào).

– Thành phần, tính chất nước thải: Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli).

Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn E. Coli, các vi khuẩn gây bệnh khác và các chất hoạt động bề mặt nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt => Bể tự hoại 3 ngăn => hồ sinh học

Thuyết minh quy trình bể tự hoại của dự án “Giấy phép môi trường trại gà Emivest”

Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại Bể tự hoại 3 ngăn có dạng hình chữ nhật, được xây bằng BTCT, đậy bằng tấm đan. Nguyên tắc hoạt động của bể là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng, cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 – 12 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan.

Hiệu quả xử lý của bể này theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và BOD5 là 60 – 65%. Ngăn đầu tiên của bể tự hoại có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể bị phân hủy yếm khí khi đầy bể, khoảng 1 năm sử dụng, cặn này được hút ra theo hợp đồng với đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý. Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai.

Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ trong nước. Sau đó, nước chảy sang ngăn thứ ba và thoát ra ngoài. Nước thải sau khi ra khỏi bể tự sẽ được đấu nối bằng ống nhựa Ø90, độ dốc i = 0,02 vào hố ga thu gom nước thải của Dự án dẫn đến hồ sinh học

Nước thải chăn nuôi

– Tổng lượng Nước thải vệ sinh chuồng trại + Lưu lượng 2,78m3/ngày đêm.

+ Thành phần nước thải chăn nuôi gà chủ yếu có chứa phân của vật nuôi, thức ăn thừa và hóa chất khử trùng. Đặc trưng tính chất nước thải thường chứa thành phần các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli), pH cao và độ cứng lớn (do có vôi khử trùng chuồng nuôi). Ngoài ra nước thải còn chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS) dễ phân hủy, …

– Nước vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, khử trùng, rửa các vật dụng: + Lưu lượng phát sinh 0,6 m3/ngày đêm. + Tính chất nước thải ít bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh mà chủ yếu chứa các thành phần lơ lửng.

Giấy phép môi trường trại gà

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi của dự án Giấy phép môi trường trại gà Emivest:

Dòng nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại sau khi xuất bán gà trong chuồng nuôi, lượng nước này phát sinh không liên tục chỉ phát sinh cục bộ sau khi xuất chuồng và vệ sinh chuồng nuôi để chuẩn bị cho lứa nuôi mới. Lưu lượng nước thải phát sinh 2,78 m3/kỳ nuôi – 63 ngày (dòng 1). Hệ thống thoát nước rửa chuồng được tách riêng với hệ thống thoát nước mưa của Dự án

Dòng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn và nước thải từ chậu rửa, nhà tắm sau khi qua lưới chắn rác được dẫn tới hồ sinh học (dòng 2). Dòng nước thải vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, khử trùng, rửa các vật dụng được thu gom và dẫn tới hồ sinh học (dòng 3). Hợp lưu dòng (1), (2) và (3) tại hồ sinh học số 1 (đáy hồ, bờ hồ lót HDPE chống thấm).

Sau khi qua hồ sinh học số 1, nước thải tự chảy qua hồ sinh học số 2 (đáy hồ, bờ hồ lót HDPE chống thấm). Tại hồ sinh học số 1 và số 2, Chủ Dự án trồng thêm các loại thực vật nước như: lục bình, rong, tảo… để giảm thiểu một số chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Cơ chế hoạt động của hồ sinh học như sau (cơ chế xử lý): Khi vào hồ, do vận tốc dòng chảy nhỏ, các loại cặn lắng xuống đáy.

Các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ bị các vi sinh vật hấp thụ và oxy hóa mà sản phẩm tạo ra là sinh khối của nó, CO2, các muối nitrat, nitrit… Khí CO2, các hợp chất nitơ, phốt pho được rong, tảo sử dụng trong quá trình quang hợp, giải phóng oxy cung cấp cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ của vi khuẩn. Sự hoạt động của rong, tảo giúp ích cho quá trình trao đổi chất của vi khuẩn.

Các hợp chất nitơ, phôtpho, cacbon… trong hồ sinh học cũng được chuyển hóa theo chu trình riêng với sự tham gia của vi khuẩn, tảo và các thực vật bậc cao khác. Lượng oxy cho quá trình sinh hóa chủ yếu là do không khí xâm nhập qua mặt thoáng của hồ và do quá trình quang hợp của thực vật nước. Nước thải sau khi được xử lý tại hồ sinh học số 2 được đưa qua hồ chứa nước thải (đáy hồ, bờ hồ lót HDPE chống thấm). Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt Quy chuẩn QCVN 62-MT-2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi

Chủ dự án thiết kế tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải. Nước mưa chảy tràn được thu gom vào hồ chứa nước mưa, không cho chảy tràn vào hồ sinh học. Lượng bùn từ hồ sinh học số 1; 2; hồ chứa nước thải được Chủ Dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng hút bùn định kỳ 06 tháng 01 lần và vận chuyển đi xử lý đúng quy định

Tải Giấy phép môi trường trại gà emivest tại đây

Mật khẩu giải nén Giấy phép môi trường trại gà emivest: greenstarvn.com

lien he sdt

Tham khảo thêm các chủ đề liên quan Giấy phép môi trường trại gà Emivest

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời