Bể lắng lamen là gì ? ứng dụng trong xử lý nước thải
Bể lắng lamen là gì ? Bể lắng lamen hay còn gọi là bể lắng lamella, là một dạng bể lắng bằng trọng lực có thêm các tấm vách nghiêng giúp hiệu quả lắng cặn tốt hơn.
Các tấm này nghiêng góc từ 45o – 60o so với mặt phẳng nằm ngang và được đặt song song với nhau, bể lắng lamen gồm 3 vùng cơ bản là: vùng phân phối nước, vùng lắng, vùng tập trung và chứa cặn.
Cấu tạo của bể lắng Lamen trong xử lý nước thải
Cấu tạo chi tiết của bể lắng lamella như sau.
- Vùng phân phối nước: Đây là vùng đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng – việc đưa nước thải vào bể Lamen. Từ đó, làm tăng hiệu quả cho quá trình lắng đọng tạp chất. Bạn có thể kết hợp vùng này với bể keo tụ, tạo bông để tối ưu quá trình xử lý chất ô nhiễm có ở nước thải.
- Vùng lắng: Vùng lắng là nơi dùng để chứa các tấm Lamen. Những tấm này sẽ được đặt nghiêng gốc từ 45 – 60 độ so với bề mặt nằm ngang.
- Vùng tập trung và chứa cặn: Đây là nơi dùng để chứa đựng các bông cặn có kích thước lớn sau khi đã lắng xuống dưới tác động của trọng lực.
Nguyên lý hoạt động của bể lắng lamen xử lý nước cấp, nước thải
Nguyên lý của bể lắng Lamen cụ thể như sau:
- Nước từ bể phản ứng sẽ di chuyển đến bể lắng theo chiều từ dưới lên trên dựa vào các tấm lắng Lamen có góc nghiêng 45 – 60 độ.
- Suốt quá trình chảy, các hạt cặn lơ lửng sẽ nhanh chóng di chuyển, va chạm và kết dính với nhau rồi đọng lại trên về mặt của tấm lắng lamen.
- Sau một thời gian, các tấm lắng nặng sẽ thắng được lực đẩy của dòng nước đang chảy ngược theo hướng lên trên. Khi đó, bông kết tủa sẽ trượt xuống theo chiều ngược lại và rơi xuống hố thu cặn.
- Bề mặt tiếp xúc của ống lắng càng lớn thì hiệu quả lắng càng cao. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng dung tích bể tăng và rút ngắn thời gian lắng.
Ứng dụng bể lắng Lamen trong xử lý nước thải
- Tiết kiệm không gian bể lắng, giúp lắng bùn nhanh hơn
- Hạn chế tối đa vấn đề nổi bùn ở các bể lắng bùn hoạt tính thông thường
- Bể lắng Lamen có kết cấu chắc chắn. Chất liệu cao cấp, đảm bảo độ cứng cáp và tuổi thọ lâu dài.
- Dễ dàng lắp đặt, phù hợp với nhiều hệ thống xử lý nước cấp. Tấm lắng có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau của bể mà không cần phải tạo góc nghiêng.
- Giá thành xây dựng, vận hành của bể không cao nhưng vẫn mang lại hiệu quả xử lý nước tốt.
- Rút ngắn thời gian lắng cặn và hiệu quả lắng cao nên giảm được diện tích mặt bằng xây dựng bể và thời gian chờ lắng.
- Vận hành ổn định, khép kín, không bị rò rỉ và không phát sinh mùi hôi khi vận hành.
- ứng dụng vào các hệ thống xử lý nước thải với quy mô công nghiệp lớn.
- Có thể thi công theo dạng các module tại nhà máy rồi lắp ghép lại với nhau tại công trình. Nhờ đó, tiến độ thi công được rút gọn đáng kể.
- Dễ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và lắp đặt.
Nhược điểm của bể lắng lamen
- Các cấu tạo bên trong thiết bị lắng lamella còn chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh như: vấn đề thu xả cặn hay cường độ khuấy trộn cũng như tỉ lệ nước đưa vào một cách tuần hoàn.
Sự khác nhau giữa bể lắng Lamen và bể lắng thông thường
Bể lắng Lamen khác biệt so với các loại bể lắng khác như sau:
- Thiết kế vùng lắng đặc biệt: Vùng lắng trong bể Lamen được chia thành nhiều lớp mỏng thông qua việc đặt các tấm lắng nghiêng và ghép chúng với nhau. Điều này tạo ra sự tiếp xúc tốt hơn giữa các tấm lắng Lamen và nước thải, giúp tăng hiệu quả quá trình lắng.
- Cấu trúc hình ống lục giác: Các tấm lắng Lamen có dạng nửa lục giác, và khi ghép lại, chúng tạo thành một khối ống có mặt cắt ngang giống như các ống lục giác được ghép lại. Điều này đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình thi công, đồng thời cung cấp khả năng chịu lực và bền vững cho khối tấm lắng.
Bài Viết Liên Quan: