Cấu tạo bể lắng bùn sinh học

Cấu tạo bể lắng bùn sinh học

Cấu tạo bể lắng bùn sinh học

Bể lắng bùn sinh học là gì?

Bể lắng bùn sinh học là một công trình trong hệ thống xử lý nước thải, được xây dựng dạng vuông hoặc tròn, nhằm lắng bùn khỏi nước thải bằng trọng lực. Nước thải sau bể sinh học hiếu khí sẽ được chảy qua bể lắng, tại đây nước thải sẽ được lưu lại khoảng 3-4 giờ để tách hoàn toàn bùn sinh học ra khỏi nước thải.

Nước thải sau khi tách bùn sẽ được dẫn qua các công trình xử lý nước thải tiếp theo. Trước khi được khử trùng và thải ra ngoài môi trường tự nhiên.

Thời gian lưu nước tại bể lắng là bao lâu ?

Tùy thuộc vào loại nước thải cần xử lý và nồng độ bùn có trong nước thải sẽ quyết định thời gian lưu nước tại bể lắng sinh học.

Thời gian lưu nước tại bể lắng khoảng từ 3-4 tiếng. Thường sẽ chọn 4h là thời gian tối ưu để diễn ra quá trình tách pha hoàn toàn.

Đặc điểm cấu tạo

Về cơ bản bể lắng sẽ gồm 2 phần, phần tĩnh và phần động:

  • Phần tĩnh: Các chi tiết không chuyển động bao gồm thân bể được làm bằng bê tông cốt thép, các đường ống nhập và tháo liệu, tấm chảy tràn…
  • Phần động: Các chi tiết chuyển động trong quá trình hoạt động của bể lắng bùn là: Hệ cánh gạt bùn, bơm bùn,…

Vai trò của bể lắng sinh học trong xử lý nước thải

Bể lắng có chức năng giữ lại các tạp chất lắng và tạp chất nổi chứa trong nước thải. Bể lắng diễn ra 4 quy trình lắng cặn, mỗi quy trình có một vai trò cụ thể như sau:

Đầu tiên là lắng từng hạt riêng lẻ. Quá trình này xảy ra với nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp. Các hạt được lắng xuống riêng lẻ, không xảy ra phản ứng đáng kể nào đối với các hạt lân cận. Giúp loại bỏ đá, cát trong nước thải.

Tiếp theo là quá trình tạo cặn bông. Trong quá trình lắng ngày các hạt liên kết lại với nhau hoặc tạo thành bông cặn do đó tăng trọng lượng và lắng nhanh hơn. Giúp loại bỏ một phần chắt rắn lơ lửng ở nước thải chưa xử lý và nước thải sau quá trình xử lý sinh học.

Các loại bể lắng sinh học

Dưới đây là các loại bể lắng sinh học được phân chia theo chiều nước chảy để mang đến hiệu quả cao nhất. Mỗi loại đều có đặc điểm, công dụng và hiệu quả lắng khác nhau. cụ thể như sau:

Bể lắng đứng

Bể lắng đứng thường thiết kế có dạng hình trụ tròn hoặc trụ vuông với đáy là hình chóp. Bể lắng sinh học đứng gồm có 4 phần:

bể lắng đứng
bể lắng đứng
  • Phần vỏ ngoài của bể: bao gồm cả bộ phận vát đáy nhằm thu bùn
  • Phần ống trung tâm hướng dòng nước thải tạo chiều đi của dòng nước thải từ dưới lên trên
  • Phần máng thu nước đi kèm với vách chắn bọt nổi.
  • Bộ phận thu bùn được kèm theo cánh gạt bùn trong các hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn.

Nước trước khi vào bể là một hỗn hợp giữa bùn và nước. Nhờ tác động của trọng lực mà bùn và nước sẽ được tách lớp, bùn nặng hơn lắng xuống dưới đáy bể, nước nhẹ hơn sẽ ở trên chảy tràn qua tấm chảy tràn sau đó được dẫn đi xử lý ở công đoạn tiếp theo.

Nước sau đó sẽ vào 1 phễu úp ngược được đặt đồng tâm với bể lắng, miệng ống nhập liệu được đặt ngửa lên trên. Miệng ống nhập liệu đặt ngửa để khi nước được nạp vào sẽ tràn đều trong ống phễu rồi từ đi xuống dưới đáy bể tránh gây xáo trộn trong bể ảnh hưởng đến nước trong đã được tách lớp ra ở trên.

Bùn sau khi được lắng xuống dưới đáy sẽ được cánh gạt gom về 1 điểm được đặt ống và bơm đi xử lý công đoạn tiếp theo.

Bể lắng ngang

Cấu tạo của bể lắng ngang bao gồm như sau:

  • Máng dẫn nước vào
  • Máng phân phối
  • Máng thu và xả chất nổi
  • Máng dẫn nước ra
bể lắng ngang
bể lắng ngang

Bể lắng ngang hoạt động theo nguyên lý nước trong bể sẽ chuyển động từ đầu này tới đầu kia của bể. Các hạt phân tử trong nước sẽ chuyển động xuôi theo dòng nước từ đầu này tới đầu kia với vận tốc xác định từ khoảng 0,2 – 0,3 m/s. Dưới tác dụng của trọng lực, vận tốc của hạt phân tử này thay đổi lên mức 0,5 m/s.

Như vậy, bể lắng ngang có thể lắng được những hạt mà quỹ đạo của chúng cắt ngang đáy bể trong phạm vi chiều dài của nó với thời gian lắng từ 1 – 3 giờ.

Bể lắng lamen

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận