Mục lục bài viết
Chất thải y tế là gì ? Xử lý như thế nào ?
Chất thải y tế là các loại chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động y tế, bao gồm việc chăm sóc, điều trị, chẩn đoán, phòng ngừa bệnh tật tại các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, và phòng thí nghiệm. Chất thải y tế có thể chứa các yếu tố nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được quản lý đúng cách. Nó thường được chia thành các loại chính:
- Chất thải lây nhiễm: Bao gồm các vật liệu bị nhiễm máu, dịch cơ thể hoặc các mầm bệnh như kim tiêm, băng gạc, dụng cụ phẫu thuật, mẫu xét nghiệm, và đồ dùng y tế.
- Chất thải hóa học: Là các loại hóa chất dùng trong các xét nghiệm hoặc điều trị, có thể bao gồm các dung dịch khử trùng, chất hóa học độc hại, và thuốc hết hạn.
- Chất thải phóng xạ: Phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán hình ảnh hoặc điều trị bằng xạ trị, như các vật liệu chứa đồng vị phóng xạ.
- Chất thải sắc nhọn: Các dụng cụ sắc bén như kim tiêm, dao mổ, mảnh thủy tinh có thể gây tổn thương.
- Chất thải thông thường: Gồm các vật liệu không chứa nguy hiểm như giấy, nhựa, và thực phẩm từ các khu vực không liên quan đến các hoạt động y tế nguy hiểm.
Cách quản lý chất thải y tế
Chất thải nguy hại phát sinh tại Cơ sở được phân loại, thu gom, quản lý và xử lý theo Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 – Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/01/2022. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Chất thải nguy hại được thu gom và phân loại, dán nhãn, treo biển cảnh báo theo từng loại chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của Cơ sở theo đúng quy định tại TCVN 6707-2009 về “Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.
Cách thu gom chất thải y tế
- Cơ sở y tế cần phải quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải y tế lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế.
- Từng loại chất thải y tế được phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo đúng quy định. Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh và phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về lưu trữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
Cách lưu trữ và xử lý chất thải y tế
Thiết kế, cấu tạo: Mặt sàn là nền bê tông kín khít, không bị thẩm thấu và tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có gờ chống tràn; có trần là BTCT kiên cố, cách nhiệt nên che kín nắng, mưa, có biển cảnh báo và dán nhãn theo đúng quy định, có trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy xách tay, xô cát và xẻng để ứng phó sự cố tràn đổ chất thải nguy hại dạng lỏng.
Phòng lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm được khóa cửa kín, chỉ giao chìa khóa cho nhân viên quản lý trực tiếp
Xử lý chất thải y tế như thế nào ?
Đối với các loại chất thải lây nhiễm và không lây nhiễm sẽ được thu gom và mang đi tiêu hủy bằng phương pháp đốt.
Chất thải sinh hoạt: sẽ được thu gom và xử lý như rác sinh hoạt thông thường. đảm bảo tuân thủ đúng Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/01/2022.
Bài Viết Liên Quan: