Chỉ số TDS là gì ?

Chỉ số TDS là gì ?

Chỉ số TDS là gì ?

Chỉ số TDS là tổng chất rắn hòa tan trong nước, tên tiếng anh là Total Dissolved Solids, Chất rắn hòa tan trong nước bao gồm khoáng chất, muối, chất hữu cơ, các hợp chất vô cơ như kim loại nặng – chất rắn lơn lửng không lắng hoặc không hòa tan trong nước (canxi, magiê, natri, kali và các anion cacbonat, bicarbonate, clorua, sunfat).

Không bao gồm các chất hữu cơ có tự nhiên trong nước và môi trường, một số hợp chất có thể cần thiết cho cơ thể, nhưng, có thể gây hại khi dùng nhiều hơn hàm lượng được khuyến nghị. TDS được biểu thị bằng đơn vị mg/L hoặc ppm (parts per million – phần triệu).

Chất rắn hòa tan trong nước đến từ các nguồn nước tự nhiên, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và hóa chất được sử dụng trong quá trình xử lý nước hoặc rỉ sét từ đường ống được sử dụng để dẫn nước.
Tổng chất rắn hòa tan có trong nước là một trong những nguyên nhân gây ra độ đục và trầm tích trong nước uống. Khi không được lọc, tổng chất rắn hòa tan có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.

Ý nghĩa của chỉ số TDS

Theo các quy định hiện hành của WHO (Tổ chức y tế thế giới), US EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và cả Việt Nam:

– Chỉ số TDS càng nhỏ thì từ 5ppm trở xuống thì được xem như là nước tinh khiết, không có chất rắn hoà tan.

– TDS càng lớn thì nồng độ chất rắn hoà tan trong nước càng nhiều.

TDS và TSS khác nhau như thế nào

Chỉ số TDS là tổng các chất hòa tan trong nước, gây ra độ đục trong nước

Chỉ số TSS là tổng chất rắn không hòa tan trong nước. nó thường gây ra hiện tượng tắc ngẽn đường ống nước, thiết bị ngành nước.

Nước có chỉ số TDS bao nhiêu là đạt chuẩn

TDS cho nước uống phải dưới 300mg/lít và giới hạn tối đa được coi là an toàn là 500mg/lít – đây là mức lý tưởng cho nguồn nước giàu khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Với các nguồn nước có TDS < 50ppm thường là nước ở mức khá tinh khiết hoặc nước sau khi lọc qua hệ thống RO – đây là nước có chứa lượng khoáng nhỏ và hoàn toàn yên tâm để sử dụng uống trực tiếp.

chỉ số TDS đạt chuẩn
chỉ số TDS đạt chuẩn

Chất rắn hòa tan TDS có nguồn gốc từ đâu?

Một số chất rắn hòa tan đến từ các nguồn hữu cơ như lá, phù sa, sinh vật phù du, chất thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Các nguồn khác đến từ dòng chảy từ các khu vực đô thị và phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt.
Các chất rắn hòa tan cũng đến từ các vật liệu vô cơ như đá và không khí có thể chứa canxi bicarbonate, nitơ, phốt pho sắt, lưu huỳnh và các khoáng chất khác. Nhiều trong số các vật liệu này tạo thành muối, là các hợp chất có chứa cả kim loại và phi kim. Các muối thường hòa tan trong nước tạo thành các ion. Các ion là các hạt có điện tích dương hoặc âm.
Nước cũng có thể lấy các kim loại như chì hoặc đồng khi chúng đi qua các đường ống được sử dụng để phân phối nước cho người tiêu dùng.

Cách kiểm tra chất lượng nguồn nước

Có 2 cách thường được sử dụng để kiểm tra chất lượng nguồn nước tại nhà bằng bút điện phân và bút thử TDS.

Phương pháp điện phân là một cách để xác định các kim loại nặng có trong nước. Khi dòng điện di chuyển giữa các điện cực, nó mang theo các ion kim loại ở trong nước và tạo ra các phản ứng hóa học với các điện cực nhôm và sắt, tạo nên các màu khác nhau. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp kiểm định chất lượng của các loại đồ uống nói chung.

Bút thử chỉ số TDS
Bút thử chỉ số TDS

Bút thử chỉ số TDS là thiết bị đo nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, dung dịch dựa vào độ dẫn điện của nguồn nước. Với thiết kế nhỏ gọn, thao tác đơn giản, cho kết quả nhanh và chính xác giúp bạn biết được độ an toàn của nguồn nước đối với sức khỏe của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận