Chỉ số TSS trong nước thải là gì ?
Chỉ số TSS có nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng trong nước. Các hạt lơ lửng này có thể là hạt vô cơ, hữu cơ không thể trộn lẫn trong nước. Chỉ số này thường được đo bằng máy đo độ đục. TSS được viết tắt của từ Turbidity and Suspended Solids.
Độ đục thì được gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật cũng như các chất hữu cơ trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng và hấp thụ chúng để phản xạ trở lại với các thức tuy thuộc vào kích thước, hình dáng và thành phần của các hạt lơ lửng
Cách đo chỉ số TSS
Để xác định chỉ số TSS, ta dựa vào công thức:
Tổng chất rắn lơ lửng = chất rắn tổng cộng – tổng chất rắn hòa tan.
Chuẩn bị dụng cụ để xác định TSS gồm có:
- Cốc được làm từ các vật liệu như sứ, platin, thủy tinh có hàm lượng silicat cao.
- Tủ nung có nhiệt độ 500+- 50 độ C.
- Bếp nung cách thủy.
- Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với các độ ẩm khác nhau.
- Tủ sấy có nhiệt độ 103-105 độ C.
- Cân phân tích, chính xác đến 0.1mg.
- Bộ lọc chân không.
- Giấy lọc thủy tinh.
Các bước tiến hành:
B1: Chuẩn bị cốc
Làm khô cốc ở nhiệt độ 103-105 độ C trong vòng 1 giờ. Nếu xác định cả chất rắn bay hơi thì nung cốc 1h trong tủ nung ở nhiệt độ 550+- 50 độ C. Làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng. Cân cốc được khối lượng a(mg)
B2: Phân tích mẫu
+ Xác định chất rắn tổng cộng: Chọn thể tích mẫu sao có khối lượng trong khoảng 2,5 – 200mg. Chuyển mẫu có dung tích xác định đã trộn đều vào cốc cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103-105 độ C. Làm nguội mẫu trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong. Cân khối lượng mẫu b(mg).
+ Xác định chất rắn bay hơi: Thực hiện các nước tương tự xác định chất rắn tổng cộng ta được khối lượng c(mg).
B3: Tính tổng chất rắn lơ lửng
+ Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh: Làm khô giấy lọc ở nhiệt độ 103-105 độ C trong 1h. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân giấy lọc d(mg).
+ Phân tích mẫu: Lọc mẫu có dung tích xác định đã xáo trộn đều qua giấy lọc đã cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103-105 độ C. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân giấy lọc có chứa mẫu d(mg)
+ Tính tổng chất rắn TSS trong nước thải:
- Chất rắn tổng cộng (mg/l)= (( b-a)*1000))/V(ml).
- Chất rắn bay hơi(mg/l)= ((c-b)*1000))/V(ml).
- Chất rắn lơ lửng (mg/l)= ((d-c)*1000/V(ml).
Ngoài phương pháp trên thì hiện nay trên thị trường đã có mấy đo TSS giúp xác định chỉ số TSS đơn giản và thuận tiện hơn.
Ý nghĩa của chỉ số TSS là gì?
Chỉ số TSS được xác định để đánh giá chất lượng nước và tim ra đâu là phương pháp xử lý nước tốt nhất. Khi TSS cao có nghĩa là lượng chất rắn lửng lơ trong nước lớn. Các chất này mà không được phân hủy sẽ ảnh hưởng đến môi trường và con người
Khi TSS lắng xuống sẽ làm tắc ngẽn đường ống thoát nước, hoặc hư hỏng các thiết bị như bơm, máy khuấy,…
TSS trong các quy chuẩn Việt Nam
QCVN 40: 2011/BTNMT quy định về chất lượng nước thải công nghiệp. Có quy định hàm lượng TSS sau xử lý phải đảm bảo đạt dưới mức 150mg/l mới được xả thải ra cống thu gom nước thải của các Khu công nghiệp, khu chế xuất.
Và TSS phải dưới 75mg/l mới được xả thải ra ngoài môi trường tự nhiên.
Nếu nước thải sau xử lý mà có TSS vượt ngưỡng cho phép trong quy chuẩn, thì sẽ bị xử phạt rất nặng theo nghị định số: 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Quý khách hàng cần tư vấn thêm về xử lý TSS trong nước thải, vui lòng liên hệ với Công ty môi trường Green Star để được tư vấn miễn phí.
Bài Viết Liên Quan: