Đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng

luận văn môi trường green star

Đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng và đề xuất giải pháp quản lý theo hướng phát triển bền vững

TÊN ĐỀ TÀI: “Đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp quản lý theo hướng phát triển bền vững”

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: 

Thu thập số liệu về hiện trạng trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng.

Đánh giá tiềm năng tài nguyên nước mặt và diễn biến chất lượng nước mặt.

Đánh giá công tác quản lý tổng hợp nguồn nước mặt tỉnh Lâm Đồng.

Đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý tài nguyên nước theo hướng phát triển bền vững

Xây dựng bản đồ chuyên đề nhằm quản lý tổng hợp nguồn nước.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Ngày … tháng … năm 20…

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 12 tháng 7 năm 2011

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Hoàng Hưng – Trưởng Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học trường Đại học Kỹ thuật và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng
Đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng

Nước vừa là một nguồn tài nguyên thiết yếu đối với con người vừa là nguồn tài nguyên đặc biệt. Con người chúng ta có thể nhịn ăn từ 5-7 ngày nhưng không thể nhịn khát quá 2 ngày. Tỉnh Lâm Đồng chính là khởi nguồn của 2 sông chính.

Sông Krông Nô thuộc chi lưu Srebok – Mê Công có diện tích lưu vực 1.248 km2 và sông Đồng Nai – La Ngà với diện tích lưu vực 8.524 km2 bao gồm các con sông như: sông Đa Nhim, sông Đạ Dâng, sông Đại Ngà, sông Đà Huoai…

Vị trí này đã làm cho Lâm Đồng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước 2 hệ thống sông kể trên. Với một sự tác động nào của phần thượng nguồn đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh kế xã hội của các tỉnh nằm dọc hệ thống sông kể trên. Đặc biệt các tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai như: Bình Phước – Bình Dương – Tây Ninh – Đồng Nai – thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận và Bình Thuận… khống chế một diện tích 44.500 km2 với số dân 14.621 triệu người (17,6% cả nước).

Kết quả đề tài: “Đánh giá tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý theo hướng phát triển bền vững” cho chúng ta thấy được tổng quát hiện trạng tài nguyên nước mặt từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nguồn nước mặt tỉnh Lâm Đồng nói chung và thượng nguồn sông Đồng Nai Việt Nam nói riêng theo hướng phát triển bền vững. Từ khóa: Tài nguyên nước mặt, quản lý tổng hợp, phát triển bền vững…

Water is both essential and special resource for human beings. We can abstain from food from 5 to 7 days but cannot go without water for 2 days. Lam Dong Province is the origin of 2 main rivers.

Krong No river, a tributary of Srebok – Me Kong river, has a valley area of 1,248 km2 and Dong Nai – La Nga HUTECH river with a valley area of 8,524 km2 including such rivers as: Da Nhim river, Da Dang river, Dai Nga river, Ha Huoai river… This location makes Lam Dong have an important role in protecting water source of 2 said river systems. Any upper reaches have impact on socio-economic development of provinces situated along said river systems.

Especially, provinces in Dong Nai river system such as Binh Phuoc – Binh Duong – Tay Ninh – Dong Nai – Ho Chi Minh city, Ninh Thuan and Binh Thuan … occupy an area of 44,500 km2 with a population of 14,621 million people (17.6% of total population of the country).

Main contents of the subject show us the general status of water resources in Lam Dong province in terms of volume as well as quality, possibility of exhaustation, environment pollution, evaluation of the general management of surface water resources over the past time and therefore proposes solutions to the general management of surface water resources in Lam Dong province in general and in Dong Nai river upstream in particular towards sustainable development.

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu

Đánh giá tiềm năng tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước mặt.

Xây dựng các bản đồ chuyên đề nhằm quản lý tổng hợp nguồn nước mặt.

Bảo vệ tài nguyên nguồn nước mặt theo hướng phát triển bền vững.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan.

Phương pháp khảo sát thực địa.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.

Phương pháp so sánh.

Phương pháp hệ thống thông tin địa lý.

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.

Phương pháp phân tích hệ thống.

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ đó đề ra các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, ứng dụng Chỉ số chất lượng môi trường nước và hệ thống thông tin địa lý quản lý diễn biến chất lượng môi trường nước mặt các hồ của thành phố Đà Lạt.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Tài nguyên nước mặt.

Diễn biến chất lượng nước mặt.

Cơ sở khoa học quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý môi trường.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Thu thập số liệu về hiện trạng trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt tỉnh Lâm Đồng

Tải luận văn tại đây

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời