Mục lục bài viết
Giải pháp xử lý nước thải bệnh viện
Giải pháp xử lý nước thải bệnh viện là một quy trình quan trọng để loại bỏ các chất gây ô nhiễm và vi khuẩn có hại trước khi thải ra môi trường. Dưới đây là một số giải pháp phổ biến trong xử lý nước thải bệnh viện:
Giải pháp xử lý nước thải bệnh viện chuẩn nhất hiện nay có thể tóm gọn trong các bước sau.
- Sàng lọc và lắng cặn ban đầu: Giai đoạn này loại bỏ các chất rắn lớn bằng cách sử dụng lưới lọc, bể lắng, hoặc máy lọc thô. Điều này giúp loại bỏ các tạp chất lớn như cặn bẩn, tóc, giấy, và rác hữu cơ khác.
- Xử lý sinh học:
- Quá trình hiếu khí (như bể Aerotank, bể MBBR): Sử dụng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải.
- Quá trình kỵ khí, thiếu khí (như bể anoxic, bể UASB, bể xử lý sinh học màng lọc kỵ khí): Phù hợp để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Xử lý hóa lý: Thêm hóa chất như clo, ozone hoặc các chất oxy hóa mạnh khác để khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn, virus trong nước. Quá trình này thường đi kèm với các hệ thống lọc như lọc than hoạt tính.
- Xử lý bằng màng lọc (Membrane Technology): Công nghệ màng lọc (như MBR – Membrane Bioreactor) có khả năng loại bỏ các tạp chất nhỏ và vi khuẩn mà các công nghệ khác không thể loại bỏ hết được.
- Khử trùng cuối cùng: Sử dụng tia cực tím (UV) hoặc hóa chất như clo để khử trùng nước trước khi xả ra ngoài.
- Xử lý bùn: Bùn sinh học sau quá trình xử lý nước cần được tách nước và xử lý (đốt, ủ compost, hoặc chôn lấp) để tránh ô nhiễm môi trường.
Nguồn gốc của nước thải bệnh viện ?
Nước thải bệnh viện có tên gọi quốc tế là hospital wastewater. Đây là các loại chất thải có chứa chất độc hại như dư lượng dược phẩm-hóa chất –mầm bệnh – phóng xạ….từ bệnh viện thải ra. Không chỉ tại Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới, nước thải bệnh viện luôn đứng trước nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đời sống con người và môi trường. Nên việc xử lý nước thải cần thực hiện một cách triệt để.

Nước thải bệnh viện có nguồn gốc từ các khu điều trị bệnh nhân; nhà vệ sinh bệnh viện; khu vực rửa dụng cụ; khu vực căng tin nhà ăn bệnh viện; nước thải từ các phòng phẫu thuật; các khu khám bệnh và điều trị; khu xét nghiệm; khu giặt đồ và vệ sinh của y bác sĩ…. Và chiếm một phần nhỏ trong đó là nước thải từ quá trình in phim chụp x-quang.
Thành phần của nước thải bệnh viện ?
Trong thành phần của nước thải bệnh viện gồm rất nhiều tạp chất khác nhau vô cùng phức tạp. Nguy hiểm nhất là các chất phóng xạ lỏng và các bệnh phẩm lẫn vào nước. Nhiều loại thuốc, hóa chất độc hại cho tới nồng độ kháng sinh cao, vi khuẩn mầm bệnh. Nếu không được xử lý triệt để theo đúng quy trình tiêu chuẩn rất có thể làm ô nhiễm môi trường. Khi được thải ra ngoài làm mất cân bằng hệ sinh thái, thay đổi môi trường thủy sinh. Và đặc biệt tác động mạnh tới đời sống sức khỏe con người. Có thể là tác nhân gây lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Các chất ô nhiễm trong nước thải từ bệnh viện khi không được xử lý đúng cách còn gây ảnh hưởng lớn tới nguồn nước tự nhiên như: sông, hồ, ao, suối và mạch nước ngầm. Trong nước thải có chứa rất nhiều loại vi khuẩn mang mầm bệnh khi ngấm vào sâu lòng đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào nguồn nước cấp. Khiến hệ thực vật cũng bị nhiễm bẩn, rồi con người sử dụng các loại thực phẩm nhiễm vi khuẩn từ nước thải y tế sẽ tích tụ nhiều tác nhân gây bệnh.
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cần những yêu cầu gì ?
Một hệ thống xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải kể tới một số yếu tố như:
- Công nghệ xử lý nước thải tốt thể hiện ở việc lựa chọn được thiết bị phù hợp, quy trình rõ ràng, thực hiện trơn tru.
- Quy mô công trình xử lý nước thải: Quy mô lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào lượng nước thải hàng ngày thải ra của từng bệnh viện. Nắm được con số cụ thể và dự tính được lượng nước thải tối đa một ngày là bao nhiêu. Thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc định hình quy mô hệ thống xử lý nước thải.
Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Không xử lý nước thải y tế bằng biện pháp thông thường
Khác với các loại nước thải khác, nước thải ngành y tế có thể chứa rất nhiều loại vật chất nguy hiểm như: virus, vi khuẩn, mầm bệnh, chất phóng xạ, hóa chất điều trị bệnh…. Các chất độc hại đó đều có thể gây ra các biểu hiện bệnh lý ở người. Bởi vậy mà hệ thống xử lý nước thải y tế phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn quy định, sử dụng công nghệ dành riêng cho ngành y tế. Không sử dụng được những biện pháp mang tính thông thường.
Xử lý nước thải bệnh viện theo phương pháp vi sinh tập trung cao
Điều cốt lõi trong hệ thống xử lý nước thải ngành y tế là sử dụng phương pháp sinh học. Giải pháp loại bỏ đi các chất độc hại có trong nước thải là mục tiêu chính. Chứ không phải cố gắng để pha loãng nước thải y tế vào trong hệ thống nước thải sinh hoạt để xử lý theo hệ thống cộng đồng. Hiện nay hầu hết các bệnh viện đều xử lý nước thải theo một mô hình gói gọn như sơ đồ sau

Khi thực hiện đúng các giai đoạn, các bước trong xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh theo sơ đồ trên, chắc chắn sẽ xử lý được triệt để các mầm bệnh, vi khuẩn, virus và các hợp chất hóa học. Tạo ra bùn thải vi sinh có thể sử dụng tái chế làm phân bón cho nông nghiệp.
Xử lý nước thải bệnh viện bằng vi sinh bao gồm các quá trình lọc sinh học kết hợp lọc áp lực bằng than hoạt tính và nhựa trao đổi ion. nước sau xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn nước thải y tế 28 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước thải y tế. có thể xả ra nguồn tiếp nhận chung và dùng cho mục đích tưới tiêu.
Bài Viết Liên Quan: