Nước lợ là gì? Khác nhau giữa các loại nước
Nước lợ là loại nước có chứa độ mặn trên mức con người có thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Nước lợ là loại nước được pha trộn giữa nước ngọt và mước mặn.
Nước lợ được bắt gặp ở tại các khu vực tiếp giáp giữa sông với biển. hoặc ở khu vực tiếp giáp giữa các mạch nước ngầm với nước biển.
Ngoài ra nước lợ cũng có thể được hình thành từ các nguồn khác như sau:
- Khoáng chất tự nhiên trong đá khi nước chảy qua đá vào sông, hồ, suối hoặc qua các tầng chứa nước.
- Nước từ các suối muối tự nhiên đổ vào sông, hồ và suối.
- Phân bón từ ruộng nông nghiệp có thể thoát ra sông, hồ, suối và các tầng chứa nước.
- Sử dụng hóa chất xử lý như clo để làm cho nước an toàn hơn cho con người.
- Hệ thống xử lý nước tại nhà, bao gồm thiết bị làm mềm nước hoặc xử lý nước để giảm độ cứng.
Phân loại nước lợ và nước ngọt
Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể nào về nước lợ, ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có bảng chỉ dẫn và phân loại khác nhau về các loại nước.
Dưới đây là bảng phân chia độ mặn và loại nước của Việt Nam và Mỹ.
Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Việt Nam) | |||
---|---|---|---|
Nước ngọt | Nước lợ | Nước mặn | Nước muối |
< 1 | 1 – 10 | >10 hoặc >1 | > 50 |
Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Anh-Mỹ) | |||
---|---|---|---|
Nước ngọt | Nước lợ | Nước mặn | Nước muối |
< 0,5/1 | 0,5/1 – 17/30 | 1 – 35 | > 40/50 |
Nước lợ có uống được không?
Trong nước lợ, hàm lượng muối cao hơn so với nước ngọt thông thường. Khi tiêu thụ nước lợ, tế bào trong cơ thể sẽ mất nước và co lại, dẫn đến thiếu hụt nước và teo tế bào. Sức đề kháng của cơ thể giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút xâm nhập, gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.
Nước lợ có độ mặn bao nhiêu? Để xác định độ mặn của nước, có thể sử dụng phương pháp đo tổng chất rắn hòa tan (TDS) thông qua bay hơi và cân, hoặc dùng thử nghiệm đo dẫn điện (EC) tiện lợi nhưng không chính xác bằng cách đo mức độ dòng điện đi qua nước.
Muối trong nước lợ không chỉ là natri clorua mà còn bao gồm các hợp chất khác như natri, kali, canxi, magie, clorua, sunfat, cacbonat, cacbonat, nitrat.
Như vậy có thể khẳng định rằng, nước lợ không thể uống được và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của người và động vật.
Động vật sống ở nước lợ
Có rất nhiều loại động vật chủ yếu là thủy hải sản sống được trong điều kiện nước nợ.
Như nghêu, sò, Cá đối, các loại cua,…
Hiện hay ở các khu vực cửa sông, người dân thường tận dụng để làm các bãi nuôi nghêu, và các loại hải sản khác.
Nước lợ ảnh hưởng như thế nào?
Nước lợ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và đời sống con người:
Ảnh hưởng của nước lợ đến sức khỏe và đời sống con người
- Sử dụng nước lợ để uống có thể suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, suy gan, thận và gây ra các vấn đề về da như viêm da, mụn nhọt.
- Uống nước lợ cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ.
- Nước lợ cũng gây ra gỉ sét và ăn mòn đồ đạc, đặc biệt là các thiết bị làm bằng kim loại như ống dẫn nước, ấm nước, xoong nồi, bình nóng lạnh.
Ảnh hưởng của nước lợ đến nông nghiệp
Ngoài ra, nước nhiễm mặn cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động nông nghiệp và công nghiệp:
- Nồng độ muối cao gây nguy hiểm cho môi trường, làm cạn cằn đất đai, gây mất mùa và không thể trồng trọt được, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế rộng lớn hơn.
- Đối với các ngành công nghiệp sử dụng nồi hơi, nước nhiễm mặn có thể phá hủy và gây nổ lò hơi, ăn mòn máy móc và cơ sở hạ tầng như hàng rào và cầu đường.
- Nước nhiễm mặn cũng có thể gây suy giảm đa dạng sinh học do sự thống trị của các loài chịu mặn và làm suy giảm năng suất cây trồng.
Bài Viết Liên Quan: