Nước thải sinh hoạt là gì ? cách xử lý
Nước thải sinh hoạt là gì ? Nước thải sinh hoạt là 1 loại nước thải đô thị. Nó được tạo thành từ quá trình tắm giặt, vệ sinh, nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày của người dân sinh sống và làm việc trong các khu dân cư sẽ được gọi là nước thải sinh hoạt.
Bên cạnh đó nước thải từ các công trình công cộng, các trung tâm thương mại, siêu thị, công ty hay những khu tập trung dân cư đông đúc cũng tạo ra nước thải loại này. Theo ước tính thì mỗi một năm nước thải sinh hoạt rất lớn, vì thế mà hệ thống xử lý nước thải vô cùng cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người.
Nước thải sinh hoạt chủ yếu từ những nguồn nào?
Như trên đã nêu thì nước thải sinh hoạt được tạo thành từ các hoạt động sinh hoạt diễn ra trong đời sống. Tuy nhiên có thể phân làm các nguồn gốc chủ yếu sau đây:
- Nguồn nước thải từ hoạt động của con người thải ra như nước thải nhà vệ sinh (nước tiểu; phân; chất dịch từ cơ thể; mùn giấy vệ sinh đã qua sử dụng…). Loại nước thải này gọi chung là nước thải đen, thường có mùi, màu và chứa nhiều các chất như nước tiểu, phân, tạp chất, các vi sinh vật, cặn bẩn lơ lửng, vi rút gây bệnh. Các thành phần ô nhiễm chiếm tỷ lệ cao như COD, BOD5, nitơ, photpho. Khả năng cao gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái ao hồ, làm tăng mức độ ô nhiễm cho không khí. Loại nước thải này sẽ được thu gom và phân hủy trong các bể tự hoại một phần nhằm mục đích đưa nồng độ chất hữu cơ về ngưỡng phù hợp với quá trình xử lý nước thải sao đó.
- Nguồn nước thải rò rỉ từ các bể phốt, ống xả thải bể phốt.
- Nguồn nước thải từ quá trình tẩy rửa: Loại này được gọi chung là chất thải xám. nước thải phát sinh thông qua các hoạt động vệ sinh xoong nồi, bát đĩa, rửa rau quả của con người,… xảy ra ở khu vực rửa, nấu ăn ở nhà bếp. Nước thải ở đây thường chứa nhiều dầu mỡ, rác cùng các chất tẩy rửa, cặn cao. Chính vì vậy, bạn cần tách mỡ ra trước khi cho chúng vào hệ thống nước thải. Ngoài ra, nó có thể phát sinh từ khu vực tắm giặt ở nhà tắm. Ở đây nước thải thường chứa một số thành phần hóa chất tẩy rửa có trong sữa tắm, bột giặt, xà phòng,… Với loại nước thải này, người ta cần có biện pháp xử lý riêng biệt so với những loại nước thải từ khu vực nhà vệ sinh.
- Nguồn nước thải dạng lỏng do tồn dư trong nguồn nước thải ra như: dầu ăn từ quá trình nấu nước; dung dịch thuốc trừ sâu; dầu nhớt; dung dịch sơn hay các loại hóa chất tẩy rửa….tất cả những loại hóa chất này gọi là nước thải thặng dư tồn đọng dưới dạng lỏng.
Đặc điểm về thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt
Đặc điểm về tính chất vật lý
- Nước thải có nhiệt độ tùy thuộc vào khí hậu, nhiệt độ của thời tiết tương ứng cũng như môi trường xung quanh.
- Nước thải sẽ có màu sắc đen đến nâu tùy vào từng loại nguồn gốc nước thải.
- Trong nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều các hạt lơ lửng như: hóa chất hữu cơ phân hủy hoặc do các động vật thủy sinh cấu thành ra. Khiến cho nước thải bị đục, độ đục nước thải càng lớn chứng tỏ nước đó càng nhiễm bẩn nhiều.
- Nguồn nước thải khác nhau sẽ có thành phần đặc điểm tính chất khác nhau. Thường có mùi hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng tới xúc giác của con người. Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Đặc điểm về chỉ số hóa học
- Nước thải sinh hoạt có độ pH thay đổi liên tục. Phụ thuộc vào từng nguồn nước thải. Tuy nhiên độ pH lại có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Là yếu tố quyết định phương pháp xử lý, giúp ích cho chúng ta trong quá trình lựa chọn công nghệ và quy trình xử lý.
- Chỉ số hàm lượng DO trong nước thải sẽ tỉ lệ với phần trăm lượng oxy hòa tan trong đó. Chỉ số này duy trì sự sống cho các vi sinh vật bên trong nước thải. Môi trường nước thải ô nhiễm càng nhiều thì chỉ số DO càng thấp. Oxy khi đó bị dùng cho các quá trình sinh hóa nên tỉ lệ oxy hòa tan trong nước thải sẽ giảm dần.
- Chỉ số hàm lượng BOD là tỷ lệ oxy cần thiết giúp quá trình oxy hóa phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ. Quá trình này gọi là quá trình oxy hóa sinh học.
- Chỉ số COD nồng độ oxy hóa học cần thiết để diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải thành H2O và CO2 dưới tác động oxy hóa. Chỉ số COD biểu thị cho các chất hữu cơ được xử lý bằng con đường tác động hóa học. Trong đó thì COD luôn lớn hơn BOD vì bản thân chỉ số đó đã bao gồm cả chất hữu cơ không thể oxy hóa bằng quá trình sinh học.
Thành phần sinh học tồn tại trong nước thải sinh hoạt
Trong nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người sẽ có thành phần sinh học gồm các loại nấm men; tạo; vi khuẩn và các loại nấm mốc, vi sinh vật….Trong đó tồn tại những loại mầm bênh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người cùng các chất dinh dưỡng mang độc tố tạo ra các loại tảo độc gây hại cho môi trường thủy sinh.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cần lựa chọn theo tiêu chí nào?
Hiện nay có rất nhiều công nghệ được áp dụng trong xử lý nước thải. Mỗi công nghệ khác nhau lại đem lại những hiệu quả trong xử lý khác nhau. Có tính phù hợp với tính chất của loại nước thải và của từng nhà máy xử lý. Tuy nhiên để lựa chọn cần căn cứ theo các tiêu chí sau đây:
- Căn cứ vào thiết bị sử dụng trong công nghệ xử lý nước thải. Điều này phụ thuộc vào sự trang bị của đơn vị nhà máy xử lý nước thải.
- Căn cứ theo hiệu suất xử lý có phù hợp với khối lượng nước thải cần xử lý không?
- Chi phí đầu tư cho hệ thống là bao nhiêu? Mỗi hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau.
- Cách thức vận hành và hoạt động của hệ thống xử lý nước thải ra sao? Có phù hợp với tính chất của đơn vị xử lý hay không?
- Thời gian thực hiện quá trình xử lý nước thải theo từng công nghệ khác nhau như thế nào?
- Độ bền, tuổi thọ của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khác nhau sẽ khác nhau. Tùy vào mong muốn bạn có thể lựa chọn công nghệ tốt nhất cho mình.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ MBBR (Moving bed biofilm reactor)
Thực tế thì công nghệ này là sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống aerotank cùng với hệ thống lọc sinh học hiếu khí. Sử dụng vật liệu làm giá thể để vi sinh vật có thể bám vào và sinh trưởng tốt. Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom tại bể tập trung và đưa vào cụm hệ thống công nghệ MBBR theo quy trình sau:
Tại bể điều hòa: nước thải được điều hòa ổn định về lưu lượng cùng nồng độ các chất hữu cơ. Sau đó thiết lập các thiết bị sục khí để bơm về bể giá di động MBBR tiếp tục quá trình xử lý. Công đoạn sau đó nước đã xử lý sẽ được đưa sang bể lắng; Bùn thải phát sinh trong bể được thu gom theo định kỳ tránh phát sinh chất thải trong quá trình xử lý.
Đây được đánh giá là công nghệ xử lý mới với nhiều ưu điểm nổi bật. Vừa có thể tiết kiệm được năng lượng lại dễ vận hành và hoạt động. Chi phí vận hành bảo dưỡng thấp, giúp các nhà máy tiết kiệm được rất nhiều khoản kinh phí phát sinh.
Hiệu quả xử lý các chỉ số BOD cao, thuận lợi trong quá trình nâng cấp quy mô và công suất của hệ thống. Khi tiết kế hệ thống này không chiếm quá nhiều diện tích, bùn phát sinh trong quá trình rất ít. Vi sinh vật phát triển mạnh, mật độ lớn. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất chính là sự phụ thuộc vào lượng vi sính vật bám vào giá thể cũng như tuổi thọ của màng sẽ do thiết bị được lựa chọn quyết định.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO
Đây là công nghệ sử dụng rất nhiều hệ sinh vật khác nhau kết hợp lại tạo ra cả một hệ thống xử lý có quy mô, có sự đồng nhất như: kết hợp giữ vi sinh vật yếm khí- thiếu khí và hiếu khí lại cho từng giai đoạn trong quá trình. Mỗi loại vi sinh vật khác nhau sẽ có khả năng xử lý, phân hủy các chất hữu cơ khác nhau. Vì thế việc kết hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tính thực tế tốt hơn.
Trên đây là các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, chính xác hơn về xử lý nước thải sinh hoạt. Cũng qua đó dễ dàng lựa chọn được giải pháp công nghệ phù hợp nhất.
Bài Viết Liên Quan: