Vi sinh xử lý nước thải là gì ?

Vi sinh xử lý nước thải là gì ?

Vi sinh xử lý nước thải là gì ?

Vi sinh xử lý nước thải là gì ? Là tập hợp hàng loạt các chủng vi sinh vật kỵ khí, tùy nghi và hiếu khí. Chúng có chức năng lấy đi các thành phần hữu cơ trong nước thải và sinh tế bào mới. Đó gọi là quá trình làm sạch nước hay xử lý nước thải bằng vi sinh vật.

Vì sao cần xử lý nước thải?

– Do trong nước thải có chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như:

  • Trong sản xuất công nghiệp tùy vào từng loại hình, nước thải ra có thể chứa các kim loại nặng, photpho hay cặn lơ lửng, COD, BOD,… (hay còn biết với cái tên nước thải công nghiệp).
  • Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, từ các tòa chung cư cao ốc, trung tâm thương mại,… thải ra một lượng nước thải chứa các chất ô nhiễm như dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, BOD,… được gọi là nước thải sinh hoạt.
  • Trong quá trình khám chữa bệnh, các cơ sở y tế như trung tâm thẩm mỹ, bệnh viện, phòng khám tư nhân,.. xả nước thải có các vi sinh vật gây bệnh hay các chất độc hại, đồng vị phóng xạ,…gọi là nước thải y tế.
  • Ngoài ra còn có nước thải sản xuất giày, xăng dầu, thủy sản, cao su,…

– Nếu như nước thải từ các nguồn trên không được xử lý mà thải trực tiếp ra bên ngoài sẽ gây nguy hại cho môi trường xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống con người:

  • Chúng sẽ phân hủy các chất dinh dưỡng trong đất
  • Nguồn nước bị ô nhiễm, bốc mùi khó chịu gây ảnh hướng tới đời sống xung quanh
  • Khi các chất ô nhiễm ngấm xuống đất, thấm dần vào nguồn nước ngầm dẫn đến việc không thể sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân, tình trạng thiếu nước sạch có thể xảy ra
  • Thông thường, ao hồ và sông suối sẽ là nguồn tiếp nhận nước thải. Theo quy luật tuần hoàn thì các dòng sông như các huyết mạch cung cấp nước trên Trái đất.

– Vì vậy việc xử lý nước thải là rất cần thiết. Việc đảm bảo nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường có thể góp phần khống chế được 80% bệnh tật.

Vi sinh xử lý nước thải có nhiều dạng
Vi sinh xử lý nước thải có nhiều dạng

Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải được hiểu là gì?

Vi sinh xử lý nước thải là quần thể những vi sinh được tổng hợp vào bảo quản tại môi trường nào đó (rắn, lỏng hoặc bùn lỏng) được dùng cho việc nuôi cấy vi sinh trong quá trình thực hiện xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Mỗi loại nước thải với thành phần và tích chất khác nhau sẽ có loại vi sinh nuôi cấy phù hợp.

Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải hay men vi sinh là tổ hợp những chủng vi sinh vật có lợi. Chúng có nhiệm vụ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.

Công dụng của chế phẩm vi sinh xử lý nước thải

  • Giúp phân giải nhanh những chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải, làm giảm BOD, COD về mức an toàn cho phép có thể thải ra môi trường. Thủy phân các chất như tinh bột, xenlulozơ, protein, lipit,… thành những chất dễ tiêu, từ đó đẩy nhanh quá trình mùn hóa cùng làm sạch nước thải.
  • Giảm tối đa mùi hôi thối trong nước thải
  • Ức chế và tiêu diệt những vi sinh vật gây ra mùi, gây bệnh như Salmonella, E.coli,…Hạn chế các mầm bệnh có hại trong nước thải
  • Trong hệ thống kỵ khí: giúp chuyển chất thành thành khí thoát ra ngoài, chống đầy hầm biogas
  • Giảm thiểu các chất lơ lửng nhanh chóng
  • Làm tăng khả năng kết lắng, lọc nước cùng việc xử lý nước của bùn hoạt tính

Một số dạng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải phổ biến

1. Bùn hoạt tính

Bùn vi sinh xử lý nước thải tốt nhất
Bùn vi sinh xử lý nước thải tốt nhất

Đây là loại vi sinh được dùng trong quá trình nuôi cấy vi sinh. Nó ở dạng bùn lỏng bao gồm pha rắn kết hợp với nước

1.1. Ưu điểm

  • Chi phí thực hiện thấp, mang đến hiệu quả cao về kinh tế
  • Khởi động hệ thống nhanh chóng
  • Tận dụng hiệu quả các loại vi sinh có sẵn ở hệ thống nước thải khác
  • Phụ thuộc vào thành phần và tính chất nước thải mà có chứa những loại vi sinh khác nhau
  • Giảm thiểu thời gian nuôi cấy, nhất là khi đúng chủng loại vi sinh có trong bùn thì chúng sẽ phát triển rất nhanh

1.2. Nhược điểm

  • Cần bảo quản vi sinh trong điều kiện cung cấp khí oxy
  • Chi phí vận chuyển khá tốn kém do khối lượng bùn lớn

2. Vi sinh dạng lỏng

2.1. Ưu điểm

  • Hiệu quả xử lý nước thải lên tới 95%
  • Bảo đảm các hệ thống với công suất lớn được hoạt động ổn định
  • Khả năng tinh khối và tạo thành enzyme nhờ vào việc sử dụng các loại vi sinh cái
  • Có thể dùng với nhiều loại nước thải khác nhau
  • Thời gian sử dụng lâu dài mà không cần phải tiến hành bổ sinh thêm vi sinh

2.2. Nhược điểm

  • Thời gian khởi động lâu hơn so với bùn hoạt tính
  • Không mang đến hiệu quả kinh tế đối với các hệ thống công suất nhỏ do giá thành cao

3. Vi sinh dạng bột

Chúng được xem là sản phẩm thứ cấp từ những loại vi sinh vật

3.1. Ưu điểm

  • Mang đến hiệu quả sử dụng vô cùng nhanh chóng
  • Sử dụng dễ dàng
  • Có loại bột men đặc trưng để xử lý cho từng loại nước thải khác nhau

3.2. Khuyết điểm

  • Cần thường xuyên bổ sung men vi sinh
  • Không có khả năng sinh khối
  • Chi phí cao đối với các hệ thống xử lý công suất lớn

Ngoài ra, một trong những phương pháp sử dụng vi sinh xử lý nước thải phổ biến hiện nay là dùng chế phẩm EM, dễ dàng thực hiện mà mang đến nhiều lợi ích và hiệu quả cao.

Cách dùng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải

  • Đối với những hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh (hiếu khí, kỵ khí) thì nên bổ sung EM ngay từ giai đoạn đầu của hệ thống với tỷ lệ 1/1000 lít nước thải
  • Tiến hành pha loãng chế phẩm sinh học EM cùng với nước sạch theo tỷ lệ 1:5 hoặc 200 gram/ 3 lít nước. Sau đó tạt đều xuống mặt hồ nước thay hay cho chảy liên tục vào dòng nước thải 1 lít/m3/ngày.
  • Dùng 40 – 80g/m3 nước thải trong lần đầu tiên hoặc hệ thống mới
  • Định kỳ sử dụng 10 -30 ngày với liều lượng 2 – 4g/m3 nước thải. Sử dụng hằng ngày 2 – 4 g/m3 đối với nước thải có chứa những chất diệt khuẩn như: nước thải bệnh viện, tẩy nhuộm,…
  • Để tăng hiệu quả trong xử lý, nên cấp khí oxy vào nước thải trong các bể chứa bằng máy thổi khí hay tạo dòng chảy ít nhất 8h/ ngày. Nước sẽ hết mùi và chuyển màu trong 3 – 5 ngày.
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận