Giấy phép môi trường khu dân cư Eco xuân

giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường khu dân cư Eco xuân

Giới thiệu tổng quát về Eco xuân

Công ty TNHH Một Thành Viên Setia Lái Thiêu được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHT số 3701688608, đăng ký lần đầu ngày 10/3/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 30/3/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

Công ty TNHH Một Thành Viên Setia Lái Thiêu được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 9906526200, đăng ký lần đầu ngày 10/3/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 29/07/2019.

EcoXuân Lái Thiêu được UBND tỉnh Bình Dương cấp Quyết định số 6279/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án giấy phép môi trường khu dân cư Eco xuân

Ngày 02/02/2012, được UBND tỉnh Bình Dương cấp Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án EcoXuan Lái Thiêu (khu đô thị phức hợp, diện tích 10,97ha) tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Ngày 03/01/2019, Công ty Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND Thị xã Thuận An phê duyệt tại Quyết định số 11/QĐ-UBND. Ngày 15/03/2019, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận Điều chỉnh quy mô và tiến độ thực hiện dự án giấy phép môi trường khu dân cư Eco xuân tại văn bản số 1078/UBND-KTN. Và ngày 19/08/2019 được UBND Thị xã Thuận An Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

EcoXuân Lái Thiêu đã được UBND tỉnh Bình Dương cấp Giấy phép xả thải vào nguồn nước tại Giấy phép số 110/GP-UBND ngày 2/12/2019.

Tại Cơ sở hiện các hạnh muc công tình chính: Nhà biệt thự, nhà liên kế, Nhà phố thương mại, Chung cư (Block A và B), hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ đã hoạt động. Chung cư Block C đang chuẩn bị hoạt động. Và các hạng mục còn lại chưa xây dựng là Chung cư cao cấp, khu thể thao văn hóa, căn hộ cho thuê.

Căn cứ theo Luật số 72/2020/QH14-Luật bảo môi trường thì cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (theo Điểm d Khoản 2 Điều 42) thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.

Căn cứ theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ về Quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường thì cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu dân cư Eco xuân theo mẫu Phụ lục X của phụ lục ban hành kèm nghị định.

Thực hiện đúng quy định của pháp luật, Công ty TNHH Một Thành Viên Setia Lái Thiêu thực hiện việc lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu dân cư cho cơ sở nhằm đánh giá tác động môi trường từ quá trình hoạt động của cơ sở, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo quá trình thực hiện giấy phép môi trường khu dân cư Eco xuân cơ sở không gây ô nhiễm môi trường quá mức cho phép.

Nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của cơ sở

Nhu cầu cấp nước và xả nước thải của cơ sở như sau:

Nguồn cung cấp: Nguồn nước sử dụng cho hoạt động của Dự án được lấy từ công ty TNHH 1 thành viên Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương.

Để đảm bảo cho các công trình bảo vệ môi trường của dự án, nhu cầu sử dụng nước của dự án cũng như lượng nước thải được tính toán với quy mô dân số thay đổi tại khu nhà ở và khu dịch vụ được tính toán như sau.

Thu gom, thoát nước thải giấy phép môi trường khu dân cư Eco xuân

Nước thải sinh hoạt từ các nguồn được thu gom vào cụm bể tự hoại, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước thải riêng, dẫn về trạm xử lý nước thải, để xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, k=1,0 trước khi được xả ra kênh Bình Hòa

Nước thải sinh hoạt, từ nhà vệ sinh, nhà tắm, giặt giữ, chậu rửa, nhà bếp.. của toàn khu vực cơ sở sẽ được thu gom về bể tự hoại. Nước thải sinh hoạt được chia làm ba loại, cụ thể như sau:

  • Đối với nước thải từ bồn cầu, bồn tiểu… có nhiễm phân được xử lý qua hệ thống bể tự hoại 03 ngăn trước khi đưa về trạm xử lý nước thải của cơ sở.

Đối với nước thải từ nhà tắm, giặt giữ, chậu rửa, nhà bếp..  được thu gom và dẫn về ngăn lọc của bể tự hoại và xử lý tại trạm xử lý nước thải của cơ sở.

Xử lý nước thải

  • Trạm XLNT: Công suất 2.100 m3/ngày.đêm
  • Công nghệ, quy trình vận hành: áp dụng công nghệ sinh học và quy trình vận hành tự động 24/24 kết hợp vận hành tay và liên tục.
  • Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, K = 1,0.
  • Lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát liên tục lưu lượng (đầu ra và đầu vào), nhiệt độ, pH, TSS, COD, Amoni của nước thải của trạm xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, số liệu phải được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn tiếp nhận: Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn quy định được thoát ra kênh tiêu Bình Hòa, rạch Vĩnh Bình, sau đó thoát ra sông Sài Gòn

Thuyết minh quy trình công nghệ giấy phép môi trường khu dân cư Eco xuân:

Hố thu gom

Mục đích:  tiếp nhận toàn bộ nước thải của khu dân cư.

Nước thải sau khi qua mương tách rác sẽ tự chảy vào Bể tiếp nhận. Tại đây nước thải được bơm vào hệ thống xử lý nhờ hai bơm nhúng chìm hoạt động luân phiên. Ngoài ra, trong bể tiếp nhận còn bố trí bơm cát, cặn lắng về bể chứa bùn, bơm này được cài đặt hoạt động định kỳ.

Bể điều hòa

Mục đích:  điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ nước thải.

Lưu lượng và nồng độ nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian thải, lưu lượng thải cũng như tải trọng chất bẩn có trong nước thải.

Cụ thể như khi nồng độ hoặc lưu lượng tăng lên đột ngột:

Các công trình đơn vị hóa lý sẽ làm việc kém hiệu quả đi và nếu muốn ổn định được cần phải thay đổi lượng hóa chất thường xuyên điều này gây khó khăn cho quá trình vận hành.

Các công trình đơn vị xử lý sinh học, nếu lưu lượng và nồng độ thay đổi đột ngột sẽ gây sốc tải trọng đối với vi sinh vật thậm chí gây tình trạng vi sinh chết hàng loạt, làm cho công trình mất hẳn tác dụng.

è Đó là lý do của việc cần xây dựng bể điều hòa.

Việc điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ sẽ giúp đơn giản hóa công nghệ xử lý, tăng hiệu quả xử lý và giảm kích thước các công trình đơn vị một cách đáng kể.

Để thực hiện quá trình ổn định nồng độ, trong bể điều hòa bố trí hệ thống phân phối khí.

Bể kỵ khí

Quá trình này được thực hiện trong một bể phản ứng kín. Sự chuyển hóa sinh học của chất hữu cơ xảy ra theo trình tự hai bước.

Trong trình tự hai bước, các vi sinh vật chịu trách nhiệm phân hủy chất hữu cơ thường được chia thành hai nhóm:

  • Nhóm đầu tiên là thủy phân nó lên men các hợp chất hữu cơ phức tạp thành axit hữu cơ đơn giản (acetic, propionic và axit). Nhóm vi sinh vật này được mô tả là nhóm sinh vật non-methanol (acid formers).
  • Nhóm thứ hai là vi sinh vật chuyển đổi các axit hữu cơ được hình thành bởi nhóm đầu tiên thành khí Metan và Carbon dioxide. Vi khuẩn chịu trách nhiệm chuyển đổi này là nhóm methanogenic (methane formers). Lưu vực kỵ khí có hệ thống dòng chảy lên, vật liệu hữu cơ sẽ được trộn lẫn và phản ứng (dưới dạng kỵ khí) trong lớp bùn, bao gồm bùn dạng hạt hoạt tính cao (acid formers and methane formers).

Dòng chảy trên bề mặt của bể phản ứng qua 3 pha tách đặc biệt: pha lỏng (nước thải), pha rắn (bùn) và pha khí (CH4). Nước thải được dẫn đến các đơn vị xử lý tiếp theo.

Biogas được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất của các nhóm vi sinh vật khác nhau hoạt động nhờ chất hữu cơ. Khi khí được tạo ra và tích tụ trên đầu của bể phản ứng.

Lượng bùn dư thừa cũng thải ra và chuyển sang máy nén bùn. Ngoài khí mê-tan và các loại khí khác, hệ thống khí sinh học sẽ tạo ra mùi nhẹ, chất lỏng giàu chất dinh dưỡng. Bùn thải này cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và các chất khác như protein, lignin và xenlulô. Những chất này làm tăng độ thẩm thấu của đất và khả năng hấp thụ độ ẩm từ không khí, cũng như ngăn ngừa xói mòn. Bùn có thể được làm khô hoặc được xử lý trong một loạt các ao để sản xuất phân bón rắn và lỏng, sau này có thể bán cho các trang trại lân cận.

Việc khởi động bể phản ứng UASB đòi hỏi khoảng thời gian 160 ngày. Hiệu suất của cả hai lò phản ứng để xử lý nước thải được tăng cường với sự gia tăng tuổi bùn. Hiệu suất hoạt động của bể phản ứng là tối ưu ở tuổi bùn từ 120 đến 150 ngày.

Bể Thiếu khí:

Tận dụng nguồn chất ô nhiễm đầu vào, nước thải chứa NO3 đã được nitrate hóa tại bể sinh học hiếu khí, tại đây có lắp đặt máy khuấy, tạo điều kiện thiếu khí, kích thích quá trình denitrification chuyển hóa NO3 thành khí N2 bay lên, đây là công trình chuyên dụng dùng để xử lý Nitơ trong nước thải.

Bể hiếu khí:

Nước thải được tự động tràn từ bể Anoxic đến bể hiếu khí, là quá trình xử lý sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, tại bể sinh học hiếu khí các quá trình sinh học sẽ diễn ra bởi Bùn hoạt tính – các vi sinh vật trong nước có khả năng xử lý các chất ô nhiễm trong nước.

Trong điều kiện được sục khí liên tục bằng hệ thống cung cấp và phân tán khí Oxy đặt dưới đáy bể, hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp khí Oxy và xáo trộn hoàn toàn, tạo điều kiện tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải và giá thể.

Các vi sinh vật hiếu khí (như, vi sinh vật Nitrate hóa, vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mốc,…) sẽ phân giải các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Những chủng loại vi sinh vật này sử dụng chất hữu cơ (thể hiện qua chỉ số BOD và COD) như là thức ăn để tổng hợp sinh khối là Bùn hoạt tính, động học của quá trình này như sau:

Nói đơn giản hơn, các quá trình sinh học hiếu khí chuyển hóa các hợp chất hữu cơ và các hợp chất chứa Nitơ về dạng đơn giản hơn là CO2, H2O và NO3. Nồng độ Oxy hòa tan trong nước phải luôn được duy trì từ 2 – 4 mg/l.

Khí được cấp liên tục bằng máy thổi khí, các đĩa phân tán khí có nhiệm vụ phân tán khí Oxy hòa tan vào nước.

Bể lắng

Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính hình thành từ bể Aerotank được dẫn đến bể lắng.

Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đến các công trình xử lý tiếp theo, vì vậy bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải.

Tại đây nước sẽ chảy vào ống trung tâm xuống dưới, sau đó nước dâng lên tràn vào máng thu sang bể khử trùng. Bùn sau khi lắng sẽ được bơm tuần hoàn 60 – 80% về cụm bể Aerotank nhằm duy trì lượng bùn cần thiết trong bể; phần bùn còn lại là bùn dư sẽ được bơm xả bỏ về bể tự hoại (bùn trong bể tự hoại sẽ được xe hút bùn định kì) nhằm loại bỏ bớt lượng bùn tích tụ trong bể lăng, tránh chảy sang các bể xử lý phía sau.

Bể khử trùng

Nước thải sau khi qua bể lắng tự chảy sang bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Hóa chất được sử dụng là Clo, đây là chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào. Khi Clo tiếp xúc với nước sẽ tạo ra phân tử HOCl có tác dụng khử trùng rất mạnh.

Cl2 + H2O ↔ HOCl + HCl

Lượng Chlorine dùng để khử trùng nước thải được pha chế và định lượng chính xác nhờ hệ thống bơm định lượng, đảm bảo lượng chlorine dư trong nước sau xử lý không vượt quá giới hạn cho phép quy định theo tiêu chuẩn.

Hệ thống tháp khử mùi

Hệ thống xử lý có tác dụng hấp phụ khí độc và khử mùi hôi phát sinh trong quá trình xử lý nước thải, bao gồm hệ thống đường ống hút khí từ quạt hút khí thổi qua tháp khử mùi (dùng khí Ozone hòa trộn vào dung dịch hấp phụ) thông qua ống thải khí dẫn lên cao và thải ra môi trường tự nhiên mà không gây ảnh hưởng cho khu vực xung quanh.

Nước thải sau khi được xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, k=1,0 trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận là kênh Bình Hòa

Chất lượng nước thải sau xử lý tại đầu xả cuối cùng của trạm XLNT sẽ được quan trắc tự động để kiểm soát toàn bộ chất lượng nước thải đầu ra của cơ sở

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

Giấy phép môi trường khu dân cư

Rate this post

Trả lời