Giấy phép môi trường khu nhà ở Đức Phát 3

giấy phép môi trường khu nhà ở đức phát 3

Giấy phép môi trường khu nhà ở Đức Phát 3

Tên chủ dự án đầu tư:

– Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH MTV Tư vấn – Đầu tư Đức Phát

– Địa chỉ: Số 39/10, khu phố Bình Phước B, phường Bình Chuẩn, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

– Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Bà Đặng Thị Ngân; Chức vụ: Chủ tịch Công ty kiêm Giám Đốc.

– Điện thoại: 0949888576

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Công ty TNHH MTV Tư vấn – Đầu tư Đức Phát mã số doanh nghiệp: 3702453126 đăng ký lần đầu ngày 08/04/2016 và đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 29/03/2019.

Tên dự án đầu tư:

– Tên dự án đầu tư: “Khu nhà ở Đức Phát 3”. – Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Khu nhà ở Đức Phát 3 được quy hoạch với diện tích 30,5 ha gồm 2 thửa đất 29 và thửa 2444 thuộc tờ bản đồ số 41, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

Tứ cận tiếp giáp của khu quy hoạch như sau: – Phía Bắc giáp: giáp đường ĐX 614.539 dẫn ra Quốc Lộ 13, cách Quốc lộ 13 khoảng 1.400m

 

giấy phép môi trường khu nhà ở đức phát 3
giấy phép môi trường khu nhà ở đức phát 3

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án “Khu nhà ở Đức Phát 3” được xây dựng tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng đã được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương theo văn bản số 4200/UBND- KTN ngày 07/09/2018 và được UBND huyện Bàu Bàng phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở Đức Phát 3, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương tại Quyết định số 537/QĐ-UBND ngày 21/03/2019 và điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 10/06/2020.

Vị trí của khu nhà ở tiếp giáp với trục đường Quốc lộ 13 gần KCN Bàu Bàng, các trường tiểu học, trung học,… rất thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt và làm việc của người dân khi dự án đi vào hoạt động.

Ngoài ra, Dự án “Khu nhà ở Đức Phát 3” được Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1013/QĐ-STNMT ngày 31/07/2019. Dự án được Sở Xây Dựng cấp giấy phép xây dựng số 4673/GPXD-SXD ngày 15/11/2019, giấy phép xây dựng số 4662/GPXD ngày 14/11/2019 và giấy phép xây dựng số 2100/GPXD ngày 28/06/2021 cho công trình hạ tầng, HTXLNT và công trình thương mại, trường học, y tế.

– Vị trí dự án phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Bàu Bàng được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt tại Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 05/04/2022: Hiện trạng sử dụng đất là đất ở đô thị (ODT).

Như vậy, dự án đầu tư là hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh Bình Dương và quy hoạch của địa phương.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Không thay đổi so với nội dung đã đánh giá trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.

Thu gom, thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng với hệ thống thoát nước thải.

Dự án đã xây dựng hạ tầng tiêu thoát nước mưa hoàn chỉnh. Hướng dốc chính thoát nước mưa của khu vực quy hoạch là hướng từ phía Đông về phía Tây Bắc của khu quy hoạch. Sử dụng hệ thống cống dẫn nước mưa dọc theo các tuyến đường trong khu quy hoạch, toàn bộ nước mưa được thu gom về tuyến cống chính D1200-D1500 nằm trên đường D1 và đường D1A. Cống thoát nước mưa sử dụng cống bê tông cốt thép ly tâm vỉa hè. Tại các vị trí băng đường sử dụng cống BTCT chịu tải trọng cao H30.

Toàn bộ khu quy hoạch chia làm hai lưu vực thoát nước chính:

+ Lưu vực 1: hướng thoát nước chính từ phía Đông về phía Tây Bắc, toàn bộ lượng nước mưa sẽ được thu gom về tuyến cống chính D1500 trên đường D1A.

+ Lưu vực 2: hướng thoát nước chính từ phía Đông về phía Bắc, toàn bộ lượng nước mưa sẽ được thu gom về tuyến cống chính D1000-D1200 trên đường D1.

Tuyến cống thoát nước mưa của khu quy hoạch có đường kính D500-1500, tuyến cống chính nằm trên đường D1 và đường D1A.

Cống thoát nước mưa được bố trí 2 bên đường, tại các vị trí băng đường sử dụng cống chịu tải trọng H30. Dọc theo các tuyến cống dẫn nước bố trí các hố ga thu nước mưa, khoảng cách giữa các hố ga thu nước mưa trung bình 30m. Tất cả các hố ga thu nước mưa đều phải có song chắn rác. Độ sâu chôn cống tối thiểu đối với vỉa hè là 0,5m, đối với lòng đường có xe cộ qua lại là 0,7m.

Bố trí hố ga tại các vị trí đổi hướng và tại các vị trí đấu nối. Hố ga được xây dựng bằng BTCT có nhiệm vụ thu nước mặt và đấu nối với hệ thống thoát nước mưa bên trong công trình.

Đối với nước mưa từ các công trình do chủ đầu tư xây dựng như y tế, trường học, thương mại: Hệ thống thoát nước công trình sử dụng các cầu chắn rác D150 được bố trí trên mái để thu nước và dùng đường ống PVC D114 thoát nước từ trên mái xuống các hố ga nước mưa bố trí quanh công trình. Sau đó nước mưa được đưa ra ngoài bằng ống uPVC D200.

Nước mưa từ Dự án đấu nối vào hệ thống thoát nước của khu vực trên đường ĐX 614.539 rồi thoát ra suối Bến Ván cách ranh 1,1km bằng hệ thống đường ống BTCT D2000.

Công trình đủ điều kiện để tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng tại Thông báo số 25/TB-QLĐT ngày 31 tháng 08 năm 2022 của Phòng quản lý đô thị huyện Bàu Bàng – Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành Công trình đấu nối giao thông, thoát nước mưa của dự án khu nhà ở Đức Phát 3 vào tuyền đường ĐX-614.539 thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng.

Phương thức thoát nước mưa: tự chảy

Công trình thu gom nước thải

Hệ thống thoát nước thải của khu vực quy hoạch được thiết kế riêng với hệ thống thoát nước mưa.

Nước thải của các hộ dân, công trình công cộng được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại trong từng công trình trước khi thoát vào hệ thống thoát nước thải chung của Khu nhà ở Đức Phát 3.

Hướng dốc chính thoát nước thải của khu vực quy hoạch là hướng từ phía Đông và phía Nam về phía Tây Bắc. Tuyến cống chính thoát nước thải nằm trên đường D1 của khu vực quy hoạch có đường kính D500, độ dốc 0,2% .

Cống thoát nước thải của dự án sử dụng cống tròn HDPE có đường kính D300-500 với cống trên vỉa hè và hành lang kỹ thuật giữa 2 dãy nhà, đối với cống băng đường sử dụng cống BTCT H-30 chịu tải trọng cao có đường kính D300 -D500.

Độ sâu chôn cống tối thiểu đối với cống thoát nước thải đặt trên vỉa hè và hành lang kỹ thuật giữa 2 dãy nhà là 0,5m. Độ sâu chôn cống tối thiểu đối với cống đặt dưới vỉa hè 0,5m; đặt dưới lòng đường là 0,7m để hạn chế tác động của xe cộ lưu thông bên trên.

Các tuyến cống thoát nước thải được bố trí theo nguyên tắc tự chảy và đảm bảo thời gian nước chảy trong cống là nhanh nhất, cống thoát nước thải được nối theo nguyên tắc nối đỉnh cống. Cống thoát nước thải là cống tự chảy nên độ dốc đặt cống tối thiểu phải đạt 1/D.

Để hạn chế chiều sâu chôn cống và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công, cũng như bảo trì và sửa chữa khi xảy ra sự cố, đối với các tuyến đường có độ dốc nhỏ thì chọn độ dốc đặt cống thoát nước thải bằng độ dốc tối thiều là 1/D. Đối với cống D300 chọn độ dốc là 0,33%; đối với cống D400 chọn độ dốc là 0,25 %; đối với cống D500 chọn độ dốc là 0,2 %.

Cống thoát nước thải thu nước thải nhà dân được bố trí ở hành lang kỹ thuật giữa 2 dãy nhà, riêng đường D1, D2, D9, D11, D14, D15 thì cống thoát nước thải được bố trí ở vỉa hè. Cống thoát nước thải thu nước thải nhà dân được bố trí ở hành lang kỹ thuật giữa 2 dãy nhà hoặc vỉa đường.

Các hố ga đặt trên vỉa hè được xây dựng bằng bê tông cốt thép, khoảng cách trung bình giữa 2 hố ga là từ 20 đến 30m. Mạng lưới thu gom nước thải tại dự án như sau:

– Đối với nước thải từ nhà ở liền kề: người dân tự xây dựng công trình nhà ở, trong đó đảm bảo đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của Dự án.

Ban quản lý Dự án giám sát quá trình thi công xây dựng của người dân.

Trong đó, ban hành quy chế yêu cầu người dân thế chân, sau khi đảm bảo đấu nối hạ tầng theo quy định, chủ đầu tư sẽ hoàn trả cho người dân.

– Đối với nước thải phát sinh từ các công trình do chủ đầu tư xây dựng (thương mại, y tế và trường học).

+ Nước thải phát sinh từ trường học: Nước thải từ bệ xí, âu tiểu theo đường ống PVC với kích thước DN114 về bể từ hoại. Nước thải từ khu vực bếp theo hệ thống đường ống PVC DN90 về bể tách dầu.

Nước thải từ hoạt động rửa tay, lavabo: được thu gom bằng đường ống PVC có đường kính DN90. Nước thải sau đó được thu gom về hố ga thu gom, thoát nước trước/sau công trình. Đơn vị thứ cấp trước khi đi vào hoạt động sẽ tiến hành thực hiện hồ sơ môi trường theo quy định.

+ Nước thải phát sinh từ khu thương mại (chợ): Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ theo hệ thống đường ống PVC DN114 dẫn vào bể tự hoại.

Nước thải từ hoạt động vệ sinh khu vực thương mại: được thu gom bằng mương thoát nước B150. Đối với nước từ khu vực sơ chế thức ăn sẽ được thu gom và tiền xử lý cục bộ tại bể tách dầu mỡ bằng đường ống PVC DN90 của khu thương mại. Nước thải sau khi tiền xử lý cùng với nước rửa tay chân sau đó được thu gom về hố ga thu gom, thoát nước trước/sau công trình.

Đơn vị thứ cấp trước khi đi vào hoạt động sẽ tiến hành thực hiện hồ sơ môi trường theo quy định.

+ Nước thải phát sinh từ công trình y tế: Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ theo hệ thống đường ống PVC DN114 dẫn vào bể tự hoại. Nước thải từ hoạt động y tế được xử lý tại chỗ.

Toàn bộ lượng nước thải sau khi tiền xử lý cùng với nước rửa tay chân sau đó được thu gom về hố ga thu gom, thoát nước trước/sau công trình. Đơn vị thứ cấp trước khi đi vào hoạt động sẽ tiến hành thực hiện hồ sơ môi trường theo quy định.

– Nước thải sau khi đấu nối vào các hố ga trước/sau công trình được thu gom về HTXLNT cục bộ của Dự án bằng hệ thống cống tròn HDPE có đường kính D300-500

Tải Giấy phép môi trường khu nhà ở Đức Phát 3

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

Môi Trường Green Star

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời