Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng

tài liệu môi trường lao động

Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng

Tên chủ cơ sở

– Tên chủ cơ sở: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và may thêu Tân Tiến – Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng.

– Địa chỉ văn phòng: Số 82, đường 107, Ấp 11, xã Tân Thạnh Đông, huyện                      Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

– Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Bà Nguyễn Thị Lệ.

– Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị.

– Điện thoại: 08 371 23345;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301471757 đăng ký lần đầu ngày 22/10/2003; đăng ký thay đổi lần thứ 11, ngày 09/02/2021 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Để thuận lợi cho công tác điều hành sản xuất, Công ty đã ủy quyền cho Chi nhánh 2 – Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và may thêu Tân Tiến điều hành sản xuất trực tiếp tại dự án.

+ Họ và tên giám đốc chi nhánh: Lê Văn Bé Hai.

+ Chức danh: Giám đốc chi nhánh.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301471757-003 đăng ký lần đầu vào ngày 08/11/2018;

Tên cơ sở

Tên dự án, cơ sở

– Tên dự án: Dự án Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng, công suất khai thác 60.000 m3/năm (nguyên khai). (Sau đây gọi là tắt là mỏ cát xây dựng nhánh suối hồ Dầu Tiếng)

Địa điểm thực hiện dự án

– Địa điểm thực hiện dự án: mỏ cát xây dựng nhánh suối Hồ Dầu Tiếng, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

  1. Khai trường khai thác

Diện tích khai trường khai thác có diện tích 18,66 ha, nằm trong phần diện tích đã được thăm dò và cấp phép khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản số                  64/GP-UBND ngày 30/07/2018 của UBND tỉnh Bình Dương.

Diện tích khai thác nằm ở hạ nguồn suối nhánh hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương được giới hạn bởi các điểm khép góc có hệ tọa độ VN2000 như sau:

Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng

. Các văn bản pháp lý, quyết định, giấy phép liên quan đến dự án

  • Quyết định phê duyệt ĐTM của dự án Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng

– Quyết định số 865/QĐ-STNMT ngày 09/07/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ cát xây dựng nhánh suối nhánh hồ Dầu Tiếng, công suất khai thác 60.000m3/năm (nguyên khai) xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và may thêu Tân Tiến.

Quy mô của dự án

Dự án có Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là 4.917.301.264 đồng. Dự án thuộc lĩnh vực Khai thác, chế biến khoáng sản nhóm C (dự án có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng, phân loại theo tiêu chí quy định tại điểm e, khoản 2, điều 8 và khoản 1, điều 10 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc Hội).

Xử lý nước thải

Công trình xử lý nước mưa chảy tràn, nước bơm hút cát

Nước thải phát sinh tại mỏ có nguồn gốc từ nước mưa, nước bơm hút cát nên đặc trưng ô nhiễm của nước thải chủ yếu là chất rắn lơ lửng cao. Lượng nước này sẽ được thu gom về hồ lắng 3 ngăn để lắng cơ học trước khi thoát ra môi trường ngoài.

– Quy trình công nghệ: Áp dụng biện pháp lắng cơ học để xử lý nước thải phát sinh tại khu vực dự án. Dung dịch cát được bơm lên bãi, nước thải ra có mương thu gom dẫn sang bể lắng. Nước bẩn phát sinh khi bơm hút cát từ ghe lên bãi được thu gom triệt để cho qua hồ lắng cát ngang, nước sau xử lý được tái sử dụng phục vụ cho công tác tưới nước giảm bụi của dự án.

Công trình xử lý:

+ Hồ lắng nước: Hồ lắng 3 ngăn được bố trí xây dựng tại khu vực phía Bắc của bãi chứa. Hồ được thiết kế xây dựng 3 ngăn riêng biệt, kết cấu bằng đất, kết nối thông qua ống nhựa. Xung quanh hồ lắng xây dựng các bờ bao kết cấu bằng đất. Diện tích mặt bằng xây dựng hồ lắng khoảng 2.000m2, gồm 3 bể lắng:

+ Hồ 1 (ngăn 1): Kích thước 20m x 30m, độ sâu đầu bể 3m, dung tích chứa  1.800 m3.

+ Hồ 2 (ngăn 2): Kích thước 20m x 30m, độ sâu bể trung bình 4m, dung tích chứa 2.400 m3.

+ Hồ 3 (ngăn 3): Kích thước 20m x 30m, độ sâu cuối bể 5m, dung tích chứa    3.000 m3.

+ Khoảng cách giữa các ngăn là 5m.

+ Dung tích hồ lắng 3 ngăn: 7.200 m3.

Sơ đồ xử lý nước thải mỏ cát

Dung dịch cát bơm lên bãi => Mương dẫn nước thải => Bể lắng 1 => Bể lắng 2 => Bể lắng 3 => Mương thoát nước => Hồ Dầu Tiếng

Thuyết minh thiết kế hệ thống hồ lắng nước 3 ngăn của dự án Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng

Bể lắng 1: Nước thải mỗi ngày được lưu tại đây với thời gian là 7 ngày để đảm bảo hiệu quả lắng cao nhất trên 70% với thể tích bể là 30m x 20m x 3m = 1.800m3 đủ sức chứa lượng nước thải ra trong 7 ngày là 133m3 x 7 = 931m3. Tại đây dưới tác dụng của trọng lực, bùn cát chìm xuống đáy và nước thải ở bể lắng 1 sẽ tự chảy qua bể lắng 2 qua hệ thống máng thu nước và đường ống PVC, ống cống bê tông bằng phương pháp tự chảy.

Bể lắng 2: Nước thải tại bể lắng 2 được lưu với thời gian 15, với thể tích bể là 30m x 20m x 4m = 2.400m3 đủ sức chứa nước trong vòng 15 ngày là 133m3 x 15 = 1.995m3. Nước thải ở bể lắng 2 sẽ tự chảy qua bể lắng 3 qua hệ thống máng thu nước và đường ống bằng phương pháp tự chảy.

Bể lắng 3: Bể lắng 3 tiếp nhận nước thải từ bể lắng 2, với thể tích bể là 30m x 20m x 4m = 2400m3 đủ sức chứa nước thải lưu trong thời gian 8 ngày là 133m3 x 8 = 1.064m3.

Định kỳ hàng tuần, công ty sẽ ngưng khai thác trong vòng 2 ngày để tiến hành nạo vét bùn cát lắng tại các bể lắng để đảm bảo hiệu suất của bể lắng. Bùn cát nạo vét sẽ được vận chuyển vào bãi chứa bùn thải.

– Nước thải phát sinh được giám sát chất lượng giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm đạt  QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A, Kq = 1,0, Kf =1,0 trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Căn cứ theo kết quả giám sát định kỳ chất lượng nước thải tại đầu ra của hồ lắng thực hiện hằng năm. Nước thải tại hồ lắng đều đạt quy chuẩn cho phép

Công trình xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay, số lượng công nhân ở lại tại dự án tối đa cao nhất là 18 người, thì lượng nước thải phát sinh khoảng 0,98m3/ngày.

Nước thải sinh hoạt được xử lý, thu gom về vị trí song chắn rác bằng đường ống nhựa PVC 110 đặt ngầm dưới sàn và chảy đến bể tự hoại bastaf. Bể tự hoại được xây bằng gạch, xi măng, công suất xử lý 9,0 m3/ngày.

– Kết cấu bể như sau: Bể xây bằng gạch, cát, đá, vữa xi măng M50. Phần ngoài trát vữa xi măng M75 dày 15mm. Phía trong trát vữa xi măng M75 dày 20mm đánh láng. Bê tông đáy bể và nắp bể M200, cốt thép.

– Biện pháp kiểm soát chất lượng nước thải: Theo định kỳ 03 tháng/lần, cán bộ kỹ thuật mỏ tiến hành kiểm tra hiện trạng, tình trạng hoạt động của các bể tự hoại. Định kỳ 06 tháng/lần thuê đơn vị dịch vụ vệ sinh đến hút bùn bể tự hoại mang đi xử lý theo quy định.

Với quy mô công suất vận hành của bể tự hoại cải tiến bastaf tại văn phòng của mỏ là 9,0 m3/ngày của dự án đủ khả năng xử lý đáp ứng được nước thải phát sinh thêm do công nhân viên.

BASTAF là bể phản ứng kỵ khí với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên, có chức năng xử lý nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác có thành phần tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt.

Quy trình công nghệ, thiết bị của bể tự BASTAF 

+ Nguyên tắc: Nguyên tắc, nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng – lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm).

BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước.

Bể tự hoại cải tiến thông dụng được dùng để xử lý cục bộ nước thải từ của khu vực, được đặt tại khu văn phòng của bãi chứa

Tiêu chuẩn đạt được: Sử dụng bể BASTAF để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định (Hiệu suất xử lý theo COD trung bình từ 70% đến 85%, theo BOD5 65% đến 80%, theo TSS 70% đến 90%). So với các bể tự hoại thông thường trong điều kiện làm việc tốt, BASTAF có hiệu suất xử lý cao hơn gấp 2 – 3 lần. Ưu điểm của công nghệ, thiết bị:

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải dự án Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải tại khu vực moong khai thác

Nhằm ngăn bụi, xử lý khí thải phát tán ra môi trường xung quanh, công ty đã áp dụng xây dựng các công trình, biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu tác động tại khu vực khai trường khai thác như sau:

– Các phương tiện khai thác và vận chuyển sẽ được điều chỉnh chế độ đốt nhiên liệu phù hợp và không làm việc quá công suất quy định.

– Sử dụng các phương tiện thi công đạt chuẩn cho phép;

– Thường xuyên kiểm tra và tu sửa, bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy móc, để các thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt, làm giảm thiểu ảnh hưởng của chúng trong quá trình hoạt động đến môi trường.

– Bố trí thời gian làm việc thích hợp, không khai thác tập trung.

Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân viên vận hành khai thác

Tải Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng tại đây

Mật khẩu giải nén Giấy phép môi trường mỏ cát xây dựng: greenstarvn.com

lien he sdt

Tham khảo thêm

Bể MBBR – Ứng dụng trong xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải 1000 m3

Xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt

Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý

Xử lý nước thải cao su

Công nghệ xử lý nước thải y tế

Module xử lý nước thải Jokaso 40m3/ngày

Giấy phép môi trường kcn sóng thần 3

Giấy phép môi trường trạm xử lý nước thải

Giấy phép môi trường

Rate this post