Lỗ thủng tầng ozon là gì ? Cực quang của Trái đất
Lỗ thủng tầng ozon là hay còn gọi là hiện tượng suy giảm tầng ozon tại 2 cực của Trái Đất. Và sự sụt giảm ozon xảy ra nhiều hơn vào mùa xuân, ở tầng bình lưu và xung quanh các vùng cực của địa cầu.
Do sự suy giảm ozon tập trung nhiều hơn ở một vài khu vực, tầng khí ozon ở đó sẽ xuất hiện một khoảng trống. Đặc trưng là lượng khí ozon tại khu vực đó thấp hơn rất nhiều so với thông thường. Nó giống như 1 lỗ thủng nên xuất hiện tên gọi lỗ thủng tầng ozon hay hiện tượng thủng tầng ozon như chúng ta đã biết.
Vai trò của tầng ozon đối với trái đất, sinh vật
Tác dụng của tầng ozon rất quan trọng là lọc bỏ tia cực tím từ ánh sáng mặt trời với tỷ lệ lên tới 99%. Từ đó đảm bảo an toàn cho con người, các sinh vật sống trên vỏ trái đất.
Ngoài ra, tác dụng khác của tầng ozon là:
- Bảo vệ trái đất, ngăn chặn các tia bức xạ trong ánh nắng thâm nhập vào bề mặt trái đất;
- Hấp thụ, phản xạ, truyền đi các tia bức xạ điện từ của mặt trời chiếu xuống;
- Giúp khí hậu, nhiệt độ trên bề mặt trái đất luôn được duy trì ổn định với điều kiện khí hậu ôn hoà;
Có thể nói, sự tồn tại của tầng ozon tác động sống còn đến sự sống của các sinh vật trên trái đất. Chính vì vậy, mọi thay đổi của tầng khí này đều khiến cả thế giới xáo động kể từ khi nó được xác nhận cho đến nay.
Nguyên nhân gây thủng tầng ozon
Nguyên nhân chính khiến tầng ozon suy giảm là do các hoá chất được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người. Đặc biệt nhất chính là sự có mặt của các chất làm lạnh halocarbon, thuốc phóng, dung môi, các tác nhân tạo bọt… Chúng được gọi chung là các chất gây suy giảm tầng ozon hay “ozone-depleting substances”.
Cơ chế thủng tầng ozon
Những chất kể trên khi được giải phóng ra môi trường, chúng sẽ trộn với nhau một cách hỗn loạn. Sau đó, chúng giải phóng lên tầng bình lưu và bắt đầu đi vào quy trình phân li quang học với sản phẩm là các nguyên tử của nhóm halogen.
Các nguyên tử halogen sẽ nhanh chóng tham gia xúc tác để phân huỷ khí ozon (O3) thành khí Oxi (O2). Và sự suy giảm khí ozon này sẽ diễn ra rất nhanh nếu lượng khí thải halocarbon trong đời sống tăng lên.
Hậu quả của suy giảm tầng ozon
Như đã nói, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới trái đất cũng như các sinh vật sống trên bề mặt trái đất. Dưới đây là những tác động chính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi tầng ozon bị suy giảm:
- Làm giảm chất lượng không khí khi có lượng tia UV-B gia tăng, dẫn đến môi trường ô nhiễm nhanh hơn. Điều này có thể nhận diện trong một vài năm gần đây khi ở nhiều nơi trên thế giới ghi nhận những cơn mưa axit.
- Làm mất cân bằng hệ sinh thái do có nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt, suy giảm do không chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
- Thảm thực vật trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng.
- Gây biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực.
- Bức xạ mặt trời khiến các công trình kiến trúc cũng hư hại nhanh hơn nhiều.
Biện pháp bảo vệ tầng ozone
Dưới đây là một vài biện pháp hữu ích được kiến nghị trên toàn thế giới để làm chậm, ngăn chặn quá trình suy giảm tầng ozon.
- Xử lý khí thải đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường;
- Không đốt rác bừa bãi, cần có biện pháp thu gom xử lý rác thải triệt để;
- Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, các chất khí, hoá chất có trong danh mục gây suy giảm tầng ozon;
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học trong chăm sóc, nuôi trồng thực vật;
- Tăng cường sử dụng các sản phẩm hữu cơ, thân thiện trong cuộc sống thường ngày;
- Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng hạn chế khí thải.
Bài Viết Liên Quan: