Xử lý nước thải bệnh viện 30m3

xử lý nước thải

Xử lý nước thải bệnh viện 30m3/ngày đêm

Nước thải sinh hoạt

Hiện tại, Bệnh viện đã có 3 bể tự hoại 03 ngăn với thể tích là 10m3/bể, phù hợp với lượng nước thải phát sinh của bệnh viện để xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của Công ty.

Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật, nước thải từ các khu vệ sinh thoát xuống bể tự hoại và qua lần lượt các ngăn trong bể, các chất cặn lơ lửng dần dần lắng xuống đáy bể. Cặn lắng giữ trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài đảm bảo hiệu suất lắng cao.

Sau khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30 , riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn. Bùn trong bể tự hoại định kỳ hợp đồng với các đơn vị có chức năng đưa đi xử lý theo đúng quy định.

Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kị khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt.

Nước thải Y Tế

Bệnh viện đã lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của bệnh viện trước khi thải ra môi trường. Hệ thống xử lý nước thải tập trung được xây dựng tại vị trí phía sau khuôn viên của Bệnh viện, có công suất 30 m3/ngày.

Hệ thống xử lý nước thải công suất 30m3/ngày.đêm của công ty đã được Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo giấy xác nhận số 4891/STNMT-CCBVMT ngày 24/10/2018

xử lý nước thải bệnh viện

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải bệnh viện:

Nước thải sinh hoạt, nước thải căn tin, nước thải giặt giũ và nước thải y tế của Công ty được thu gom và cho tự chảy về bể tiếp nhận. Tại các nơi phát sinh nước thải đều được trang bị lược rác để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của bơm.

Bể tiếp nhận:

Chứa nước thải trước khi bơm qua bể điều hòa.

Bể điều hòa:

Tại bể này nước thải được xáo trộn để điều hòa lưu lượng, nồng độ tạo môi trường đồng nhất cho dòng nước thải, tránh hiện tượng lắng cặn trong bể phát sinh ra mùi hôi. Khi nước thải ổn định sẽ được cho bơm qua bể tiếp theo

Bể lọc sinh học:

Lọc sinh học sử dụng vi sinh vật để phân hủy những hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O và muối. Khi bắt đầu tiến hành, vi sinh vật đã có sẵn trong nguyên liệu mà ở đó nó được sử dụng như một lớp lọc. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc phân hủy các dạng của hợp chất hữu cơ và dẫn xuất halogen…

Quá trình xử lý trong bể là quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải đồng thời xảy ra quá trình nitrat hóa. Tại đây lượng oxy hòa tan được đưa vào thông qua máy thổi khí và hệ thống phân phối khí bọt mịn (đĩa thổi khí) nằm dưới đáy bể. Dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị phân hủy thành các chất vô cơ đơn giản, làm giảm nồng độ COD và BOD khoảng 60 -70%. Quá trình xảy ra theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + O2 + VSV ––––> CO2 + H2O + Tế bào mới

Quá trình sinh trưởng phát triển ở giai đoạn đầu giảm dần về cuối bể. Sau khi sục khí trong thời gian khoảng 8 – 9h thì nước thải được tự chảy qua bể lắng.

Bể lắng sinh học:

Tương tự như bể lắng hóa lý, bể lắng sinh học có tác dụng lắng cặn từ bể sinh học hiếu khí. Nước thải ra khỏi bể lắng có nồng độ COD và BOD giảm khoảng 70 – 75% (hiệu quả lắng đạt 85 – 95%). Phần nước trong sẽ được thu bởi hệ thống ống thu nước bề mặt và chảy qua bể khử trùng để bơm lên lọc áp lực. Phần bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn cung cấp lại bể sinh học hiếu khí, phần bùn dư được bơm qua bể chứa bùn.

Bùn được xả định kỳ và chuyển cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định.

Bể trung gian: Có nhiệm vụ chứa nước sau bể lắng để bơm lên thiết bị lọc loại bỏ SS.

Bồn lọc áp lực:

Có chứa vật liệu đỡ (sỏi lớn) và vật liệu lọc (cát, sỏi nhỏ) có chức năng lọc phần còn lại của nước thải sau bể lắng. Sau một thời gian hoạt động, cần rửa lọc để duy trì hiệu quả của bể lọc, nước rửa lọc được dẫn về bể điều hòa.

Bể khử trùng:

Tại bể này, nước thải được châm hóa chất khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong nước thải và kiểm soát lượng Coliform. Thời gian tiếp xúc để loại bỏ vi sinh khoảng 20 – 40 phút. Nước ra bể khử trùng được dẫn ra cống thu gom nước thải tập trung, sau đó được thải ra môi trường (nguồn tiếp nhận: suối Giữa – sông Sài Gòn) đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột A với K là 1,2.

Kích thước, cấu tạo của các bể trong HTXLNT

TT Các hạng mục
công trình
Vật liệu Thể tích max (m3)
1 Bể tiếp nhận BTCT, nắp đan 0,8 x 1,2 x 2,3 =2,21
2 Bể điều hòa BTCT, nắp đan 1,9 x 2,6 x 2,3 = 11,36
3 Bể lọc sinh học BTCT, nắp đan 4 x 2,6 x 2,3 = 23,92
4 Bể lắng BTCT, nắp đan 1,3 x 1,1 x 2,3 = 3,29
5 Bể chứa trung gian BTCT, nắp đan 1,3 x 0,55 x 2,3 = 1,64
6 Bể khử trùng BTCT, nắp đan 1,3 x 0,55 x 2,3 = 1,64
7 Bể nén bùn BTCT, nắp đan 0,8 x 1,3 x 2,3 = 2,39
Tổng thể tích 43,46 m3

Quý khách hàng có nhu cầu về xử lý nước thải bệnh viện hoặc xử lý nước thải vui lòng liên hệ với Môi Trường Green Star để được tư vấn miễn phí.

Môi Trường Green Star

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời