Xử lý nước thải bột giặt

Xử lý nước thải bột giặt

Xử lý nước thải bột giặt

Nguồn phát sinh và biện pháp xử lý nước thải bột giặt.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh, nước rửa tay chân của nhân viên, công nhân. Công ty sẽ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Biện pháp này sẽ giúp giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước thải, trước khi đưa vào hệ thống xử lý của cơ sở

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại:

Nguyên lý làm việc của bể tự hoại đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ yếm khí cặn lắng. Nước thải sau khi qua ngăn 1 để tách cặn sẽ tiếp tục qua ngăn 2 xử lý sinh học rồi qua ngăn lắng 3. Cặn lắng được lưu giữ trong bể từ 3-6 tháng, dưới tác động của vi sinh vật yếm khí các chất hữu cơ được phân huỷ thành khí CO2, CH4 và các chất vô cơ.

Nước trong bên trên sẽ chảy vào hệ thống ống thu nước thải chảy về hố ga thu nước thải của nhà máy. Bùn lắng dưới đáy được hút định kỳ và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý.

Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 45 – 50% cặn lơ lửng (SS) và 20 – 40% BOD. (Nguồn: Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân. Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình. NXB ĐH Quốc gia Tp.HCM. 2006)

Nước thải sản xuất bột giặt

Nước thải phát sinh từ các bồn chứa ngoài trời bao gồm nước mưa bị dính hóa chất rơi vãi được thu gom về bể chứa nước thải sản xuất và tách dầu nhằm loại bỏ dầu mỡ. Nước thải sau khi được tách dầu cùng với nước thải sản xuất (nước thải sản xuất; vệ sinh máy móc, nhà xưởng) được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải bột giặt tập trung công xuất 50 m3/ngày đêm để xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực => kênh T3 => suối Đờn => rạch Cầu Mới => sông Sài Gòn.

xử lý nước thải bột giặt

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải bột giặt:

Nước thải phát sinh từ các bồn chứa ngoài trời bao gồm nước mưa bị dính hóa chất rơi vãi được thu gom đưa về bể chứa nước thải sản xuất và tách dầu. Tại đây nước thải được tách dầu mỡ.

Bể kị khí và lắng sơ cấp (bể điều hòa): Nước thải sinh hoạt (sau khi được lắng cặn) cùng với nước thải sản xuất và nước thải từ các bồn chứa ngoài trời (sau khi được tách dầu) chảy qua lưới lọc rác để tập trung vào bể kị khí và lắng sơ cấp (bể điều hòa). Tại đây các hợp chất hữu cơ khó phân hủy bị phân hủy bởi các vi sinh vật kỵ khí. Sau đó nước thải tiếp tục qua thiết bị tuyển nổi.

Thiết bị tuyển nổi hay bể tuyển nổi: Từ bể kị khí và lắng sơ cấp (bể điều hòa) nước thải được bơm qua thiết bị tuyển nổi có chứa dung dịch keo tụ PAC và chất trợ keo Polymer để tạo phản ứng với các chất có trong nước thải.

Dung dịch keo tụ, trợ keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc tương tác va chạm, dính kết hình thành nên những bông cặn được nổi lên trên nhờ các bọt khí kết dính với các bông cặn được thiết bị gạt bùn gạt và được đưa về sân phơi bùn. Hỗn hợp nước thải tự chảy sang bể tạo bông, lắng I.

Bể tạo bông, lắng I: Sau đó, nước thải tiếp tục đưa qua bể tạo bông, lắng I để lắng những cặn có trọng lượng lớn còn sót lại ở quá trình tuyển nổi. Tại bể tạo bông, lắng I những phần chất rắn sẽ được lắng xuống và được thải ra bể chứa bùn, còn phần nước sẽ được chảy tràn qua bể vi sinh hiếu khí.

Bể vi sinh hiếu khí: Nước thải được xử lý bằng các vi sinh vật hiếu khí. Dưới tác dụng của vi sinh hiếu khí sẽ phân hủy các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD5, COD, N, P. Nhằm nâng cao hiệu quả xử lý phải luôn duy trì nồng độ oxy hòa tan trong nước DO ≥ 4mg/L bằng cách sục khí liên tục vào nước thải.

Bể lắng II: Nước thải sau khi qua bể vi sinh hiếu khí sẽ được đưa qua bể lắng nhằm tiến hành tách vi sinh vật ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực. Nước thải từ bể lắng II được dẫn qua hồ ổn định I &II. Bùn lắng dưới đáy bể được tuần hoàn lại bể vi sinh hiếu khí nhằm duy trì nồng độ bùn nhất định.

Hồ ổn định I&II: Hồ có thể tích rất lớn nhằm giúp cho quá trình lưu nước lâu góp phần giảm nồng độ chất bẩn trong nước thải. Nước sau đó được dẫn qua bể lọc hấp phụ – khử trùng.

Bể lọc hấp phụ – khử trùng: Trong bể chứa thành phần than hoạt tính và cát lọc. Có nhiệm vụ hấp phụ các hợp chất hữu cơ còn sót lại. Sau đó, nước thải được cấp dung dịch Clorine để tiêu diệt các vi sinh và các thành phần gây bệnh còn lại trong nước thải như Ecoli, Coliforms… trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Bể phơi nén bùn: Bùn phát sinh từ bể tuyển nổi và bể tạo bông – lắng I được bơm về bể phơi nén bùn, sau đó được cho vào bao để đem đi xử lý.

Nước thải sau trạm xử lý nước thải bột giặt đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A (Kq= 0,9; Kf =1,2) sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực => kênh T3 => suối Đờn => rạch Cầu Mới => sông Sài Gòn.

Quý khách hàng cần tư vấn về xử lý nước thải bột giặt nói riêng và xử lý nước thải công nghiệp nói chung. Xin liên hệ với Môi Trường Green Star để được tư vấn miễn phí.

lien he sdt

Các bài viết liên quan xử lý nước thải bột giặt.

Xử Lý Nước Thải

Xử lý nước thải công nghiệp

Module xử lý nước thải Jokaso 40m3/ngày

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời